Úc phát triển đê nổi để chắn sóng và gió bão

  •   32
  • 828

“Rừng nổi nhân tạo” do các kỹ sư Úc phát triển là các hàng rào linh hoạt bằng bê tông và ống nhựa dài hàng km nhằm tiêu hủy sóng và giảm sức gió của các cơn bão.

Theo New Atlas, bão gây thiệt hại nghiêm trọng cho các khu vực ven biển, làm xói mòn bờ biển và phá hủy cơ sở hạ tầng như bến du thuyền. Tuy nhiên, một "khu rừng nổi" mới được đề xuất có thể giúp đỡ bằng cách chặn cả gió lẫn sóng. Các kỹ sư Úc đã phát triển các hàng rào linh hoạt dài hàng km tiêu hủy sóng.

Khu rừng nổi sẽ có bề mặt dốc với những "rừng nổi nhân tạo".
Khu rừng nổi sẽ có bề mặt dốc với những "rừng nổi nhân tạo".

Các kỹ sư Úc gọi đó là các đê phá sóng khổng lồ với bề mặt dốc giống như một đoạn đường dốc, khiến các cơn sóng tiêu tán năng lượng của chúng mà không gây ra thiệt hại.

Để chống lại gió, cấu trúc bê tông được đính thêm “rừng” gồm một vài hàng ống nhựa dài 20m. Chúng được làm bằng bê tông và nhựa. Thiết kế này vẫn giữ được tính linh hoạt và đồng thời cho phép chống lại gió, giảm tốc độ gió và phá vỡ luồng gió gần bờ. Hơn nữa, nước sẽ tràn vào các ống rỗng làm tiêu tán năng lượng sóng.

Công nghệ “rừng” nổi được các nhà phát minh từ Đại học Queensland đăng ký cấp bằng sáng chế, họ hy vọng một ngày nào đó sẽ áp dụng công nghệ bên bờ biển Bangladesh, Mozambique, Đài Loan và Philippines, những quốc gia thường xuyên gặp bão. Đồng thời, họ đang xây dựng một bản sao nhỏ để thử nghiệm trong hồ bơi với sóng nhân tạo. Giáo sư Chien Ming Wang, tác giả chính của dự án, cho biết các kỹ sư đã phát triển các đê phá sóng để hạ thấp độ cao của sóng, nhưng vẫn không có gì để giữ gió lại. Lần đầu tiên, họ đặt kết cấu phá gió như vậy trên một giá nổi.

Các nhà khoa học cho biết, do sự nóng lên toàn cầu, các cơn bão biển và đại dương đã trở nên dữ dội hơn, đe dọa cơ sở hạ tầng ven biển. Và vào cuối thế kỷ, người ta nên chuẩn bị cho những cơn bão đạt tốc độ 370km/h.

Cập nhật: 08/01/2020 Theo Motthegioi
  • 32
  • 828