“Ươm” mũi hoàn chỉnh trên cánh tay

  •  
  • 437

Các bác sĩ người Anh đã ươm tế bào gốc lên cánh tay bệnh nhân, từ đó mọc lên chiếc mũi mới. Đến khi hình hài đã hoàn chỉnh, có đầy đủ dây thần kinh và mạch máu, họ đem cấy lại lên mặt của bệnh nhân đã bị khoét mất mũi.

Các nhà khoa học thuộc Trường ĐH College of London (Anh) đã bắt đầu phát triển một chiếc mũi cho bệnh nhân đã bị khoét mất do căn bệnh ung thư da.

Thành công của các nhà khoa học Anh sẽ mở ra tương lai rất triển vọng cho ngành phẫu thuật thẩm mĩ.
Thành công của các nhà khoa học Anh sẽ mở ra
tương lai rất triển vọng cho ngành phẫu thuật thẩm mĩ. 

Một doanh nhân người Anh 56 tuổi bị ung thư da. Ông ta được cứu sống song phải trả giá: các tế bào ác tính đã “ăn” hết chiếc mũi của ông, phải khoét nó đi. Ông xấu hổ gần như chẳng bao giờ dám bước ra khỏi nhà.

Các bác sĩ đã được mời đến để “cứu” người đàn ông đáng thương nọ. Trước hết, họ làm ra chiếc khuôn bằng thuỷ tinh mô phỏng một chiếc mũi (có khi còn đẹp hơn cả mũi trước đây của ông), phủ lên một lớp vật liệu hữu cơ, giống như tổ ong rồi cấy vào đó tế bào gốc của chính ông ta.

Tiếp đó họ đặt chiếc khuôn vào trong một lồng ấp (incubator) đặc biệt có điều kiện thích hợp để các tế bào ấy phát triển. Đồng thời trên cánh tay của người doanh nhân, các bác sĩ Anh đã tạo ra một chiếc bong bóng nhỏ làm chỗ để “cấy” vào đó chiếc mũi vừa được tạo thành.

Sau chừng một tháng, từ tế bào gốc đã mọc lên chiếc mũi nhân tạo bằng sụn hoàn chỉnh, có đầy đủ đầu dây thần kinh, mạch máu và lớp biểu bì, các bác sĩ đặt vào nơi sẵn sàng tiếp nhận là cánh tay bệnh nhân.

Sau khi cấy vào cánh tay, chiếc mũi nhân tạo đã được nuôi dưỡng như một bộ phận của cơ thể, thần kinh và mạch máu tiếp tục phát triển. Sau một thời gian, tự nó có thể “sống” được, các bác sĩ lại bóc tách ra, cấy (khâu) vào vị trí trước đây trên mặt bệnh nhân. Chiếc mũi được tạo thành từ chính các tế bào trên cơ thể bệnh nhân nên không gặp phải bất kỳ sự đào thải nào.

Các bác sĩ quả quyết với chiếc mũi mới, bệnh nhân không những thở bình thường mà khứu giác cũng dần dần hồi phục, trên mặt bệnh nhân chỉ còn các dấu vết mờ nhạt của cuộc giải phẫu.

Người lãnh đạo nhóm nghiên cứu, giáo sư Seyfalian hy vọng trong tương lai có thể ghép các bộ phận khác trên mặt người, trả lại khuôn mặt bình thường cho các nạn nhân bị tai nạn ô tô cũng như các thương binh bị thương tật trong chiến tranh.

Theo Vietnamnet
  • 437