Mặc dù vẫn còn nhiều điểm yếu, F-35 hiện vẫn là máy bay chiến đấu hiệu quả nhất về chi phí trong khối NATO.
F-35 Lightning II hiện là chiến đấu cơ đa năng có ưu thế nhất thế giới. Phạm vi phát hiện, định vị địa lý, nhận dạng mối đe dọa và khả năng phản ứng cho phép máy bay xác định và tiêu diệt chính xác các mối đe dọa nguy hiểm nhất bao gồm tên lửa phòng không S-400 (NATO định danh SA-20) mới nhất của Nga.
Mặc dù vẫn còn nhiều điểm yếu, F-35 hiện đã vượt qua nhiều ngưỡng khiến nó trở thành máy bay chiến đấu chết chóc và hiệu quả nhất về chi phí trong khối NATO, với 10 lý do.
F-35A đầu tiên của Mỹ được đã được triển khai chiến đấu. Nguồn: wikimedia.org.
1. F-35A (phiên bản dành cho Không quân) đầu tiên của Mỹ được trang bị đầy đủ và đã được triển khai chiến đấu. Các hạn chế về độ linh động của máy bay ở lần trình diễn đầu tiên đã được loại bỏ hoàn toàn.
Ngay cả khi tích hợp đầy vũ khí và nạp đầy nhiên liệu bên trong, phi công vẫn có thể chiến đấu mà không bị giới hạn. Các phi công từng lái các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 nói rằng, họ thích bay F-35 hơn trong hầu hết mọi kịch bản chiến đấu.
2. Giá của Lightning đã giảm xuống dưới cả mục tiêu thấp nhất của chính phủ.
Năm 2018, Ban Nghiên cứu của Quốc hội ước tính một chiếc F-35A được sản xuất vào năm 2020 sẽ có giá 77,5 triệu USD theo thời giá năm 2012, quy đổi ước tính hiện tại giá mỗi chiếc F-35A tương đương 87,1 triệu USD.
Chi phí thực tế của một chiếc F-35A trong năm tài chính 2021 là 79,2 triệu USD và dự kiến sẽ giảm xuống còn 77,9 triệu USD vào năm 2022 - rẻ hơn 9,2 triệu so với ước tính thấp nhất của chính phủ.
3. F-35A hiện có giá thấp hơn bất kỳ máy bay chiến đấu thế hệ 4+ nào khác do các nước đồng minh sản xuất.
Một chiếc F-35A được trang bị đầy đủ có cùng giá với F/A-18 E/F, thấp hơn 9,8 triệu USD so với giá cơ sở 87,7 triệu USD của một chiếc F-15EX, và thấp hơn 40 triệu USD so với Eurofighter.
Trong khi đó, cả ba đối thủ cạnh tranh đều đòi hỏi các thiết bị bổ sung như nhắm mục tiêu hàng triệu USD để có thể được triển khai trong môi trường chiến đấu có mức đe dọa trung bình.
Hệ thống tự bảo vệ F-15EX ước tính có giá 7,5 triệu USD và thiết bị nhắm mục tiêu bắn tỉa hơn 1,7 triệu USD mỗi chiếc, khiến tổng chi phí cho một chiếc F-15EX cao hơn 19 triệu USD so với F-35A được cấu hình chiến đấu hoàn chỉnh; không mẫu nào trong số các máy bay đó tồn tại nổi một ngày trong môi trường có nguy cơ cao hiện nay.
4. Cạnh tranh đã nâng cao sự hoàn thiện và giảm chi phí.
Tổng giá của một chiếc F-35 bao gồm máy bay được lắp ráp và sản xuất bởi Lockheed Martin và động cơ F135 do Pratt và Whitney sản xuất - cộng với lợi nhuận.
Khi một cấu phần phụ máy bay do Northrup Grumman sản xuất có tên là Hệ thống khẩu độ phân tán (Distributed Aperture System - DAS) không đạt được độ tin cậy, hệ thống đó sẽ được thay thế bằng DAS do Raytheon sản xuất có hiệu suất gấp đôi và độ tin cậy gấp 5 lần, với chi phí mỗi hệ thống 45% thấp hơn so với của Northrup Grumman.
Chỉ riêng việc chuyển đổi này sẽ tiết kiệm cho Mỹ 3 tỷ USD trong suốt vòng đời của chương trình.
5. Không phải tất cả các nhà tham gia chế tạo F-35 đồng ý giảm chi phí. Theo Lầu Năm Góc, Pratt và Whitney hiện đang cung cấp động cơ F-35 với giá 11,8 triệu USD/chiếc. Với hiệu quả sản xuất, mức giá đó dự kiến sẽ giảm xuống còn 10,7 triệu USD vào năm 2025, tiết kiệm thêm 1 triệu USD cho mỗi máy bay.
Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh giảm chi phí động cơ và cải thiện hiệu suất đã bị mất khi Quốc hội bỏ tài trợ cho động cơ thay thế F-35 vào năm 2011, khiến Pratt và Whitney trở thành nhà cung cấp độc quyền, không có động lực để giảm lợi nhuận.
6. Chi phí mỗi giờ bay (cost per flying hour - CPFH) F-35A đang giảm, nhưng cách tính toán CPFH khác nhau đáng kể giữa các cơ quan đánh giá - tính thêm chi phí cho F-35 mà không tính cho các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 mà họ so sánh.
Các biện pháp đối phó điện tử (Electronic countermeasures - ECM) và hệ thống nhắm mục tiêu hồng ngoại chính xác được tích hợp trong F-35 đòi hỏi bảo trì và cuối cùng là nâng CPFH.
Các máy bay chiến đấu như F-15E và E (X), F-16C và F/A-18E đòi hỏi các thiết bị bổ sung ngoài để có khả năng tương tự, nhưng vì chúng không được tích hợp sẵn, nên giá mua thiết bị không được tính vào giá mua của máy bay thế hệ thứ 4, cũng không gồm chi phí bảo trì cho các hệ thống và không đưa vào trong tính toán CPFH của chúng.
Chiếc F-35B của Hải quân Mỹ. Nguồn: rbth.com.
Tính toán CPFH của Bộ Quốc phòng vẫn có lợi cho các máy bay thế hệ thứ 4, theo đó, CPFH F-35A đã giảm từ 32,554 USD/giờ năm 2014 xuống còn 30,137 USD/giờ trong năm 2018.
Bảo trì cho các hệ thống nhắm mục tiêu và ECM của F-35 đã tính trong đó bắt đầu có lợi thế hơn nhiều với CPFH F-16 là 25,541 USD cũng như CPFH F-15E và F-15EX.
Thời gian sẽ trả lời nếu CPFH F-35 giảm thấp hơn 25.000 USD, xuống dưới mức chi phí cho F-15E (và F-15EX) và cạnh tranh thuận lợi với F-16C, ngay cả với cách tính CPFH có lợi cho các máy bay thế hệ 4.
7. Tỷ lệ khả năng nhiệm vụ (Mission capable - MC) đối với F-35 tăng đáng kể so với năm ngoái, nhưng chúng vẫn nằm dưới ngưỡng 80% được đặt ra vào năm 2018. Theo Giám đốc Văn phòng Chương trình hỗn hợp F-35 (Joint Program Office - JPO), tỷ lệ MC đã đạt 73,2% trong năm 2019, tăng 18,5% so với năm trước.
Được ưu tiên, các phi đội chiến đấu F-35 được triển khai ở phía trước có thể duy trì tỷ lệ MC 89%, điều đó có nghĩa là khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị vẫn còn là một vấn đề.
8. Hệ thống kho giới hạn khả năng nhiệm vụ F-35. Khi một cấu phần F-35 bị hỏng, nó được thay thế bằng phụ tùng có sẵn và bộ phận bị lỗi được chuyển đến cơ sở sửa chữa. Tổng cộng có 68 cơ sở được lập ra để duy trì hiệu quả hệ thống vũ khí F-35, nhưng chỉ 30 cơ sở đang hoạt động và chỉ có 11 trong số đó hoạt động đầy đủ.
Các bộ phận dự trữ của F-35 sẽ tiếp tục kìm hãm MC cho đến khi tất cả các kho hoạt động hết công suất. Lockheed Martin và Văn phòng Chương trình hỗn hợp F-35 đã nỗ lực để đưa 64 cơ sở đó vào hoạt động vào năm 2024 - sớm hơn năm năm so với dự tính là 2029, cho phép tỷ lệ MC F-35 tổng cộng đáp ứng hoặc vượt mức 80%.
9. Hệ thống hiển thị gắn mũ bảo hiểm (Helmet Mounted Display System - HMDS) cho F-35A vẫn gặp vấn đề. HMDS mang đến cho phi công mức độ nhận thức tình huống cao trong chiến đấu khi nó hiển thị tất cả dữ liệu hệ thống vũ khí và chuyến bay quan trọng ở trong tầm nhìn của phi công.
Hình ảnh từ camera quan sát ban đêm tích hợp trong hệ thống cũng được chiếu lên, cũng như hình ảnh từ DAS tự động theo dõi và cung cấp tín hiệu sống động cho phi công về vị trí của máy bay địch và ta.
Các vấn đề về giao diện màn hình của HMDS đã khiến các phi công bị mất phương hướng khi tiếp nhiên liệu, hoặc trong khi hạ cánh vào ban đêm. Lockheed Martin đã sửa chữa hệ thống này và đưa vào sử dụng cho F-35C của Hải quân. Có thể mất vài năm trước khi HMDS cho Không quân được khắc phục.
Chiếc F-35B của Hải quân Mỹ.
10. Hệ thống thông tin hậu cần tự động (Autonomic Logistics Information System - ALIS) vẫn còn quá lớn, chậm và có quá nhiều vấn đề. Mọi khía cạnh của việc bảo trì, cung cấp và vận hành F-35A, được quản lý thông qua ALIS F-35A - là hệ điều hành máy tính chứa một tập hợp gồm 65 ứng dụng, chương trình con hoặc mô-đun.
Một số được chế tạo riêng cho F-35A; một số khác là các chương trình thương mại (commercial-off-the-shelf - COTS). Các vấn đề phát sinh khi đầu vào kỹ thuật số từ máy bay phản lực hoặc ứng dụng ALIS hiện đại hơn hoặc xử lý từ mô-đun khác.
Bộ Quốc phòng đã chọn thay thế ALIS bằng mạng tích hợp dữ liệu hoạt động dựa trên đám mây (operational data integrated network – ODIN), được thiết kế để giảm khối lượng công việc và tăng tỷ lệ MC cho tất cả các biến thể F-35, sẽ bắt đầu vận hành vào cuối năm nay.
Nhìn chung, máy bay chiến đấu F-35A đang bay cực kỳ tốt. Nó hiện cung cấp cho Mỹ một lợi thế đáng kể trong cạnh tranh chiến lược.
Việc thiếu hụt các bộ phận sửa chữa và các vấn đề nhỏ khác sẽ được khắc phục càng sớm càng tốt, nhưng khả năng mà F-35 tạo ra cho Mỹ hiện nay cùng với việc giảm giá mạnh khiến cho quyết định mua F-15EX mà không mua F-35A của giới chức Không quân là rất khó hiểu.