Bí ẩn hiện tượng sao Hỏa "lắc lư" và "chao đảo"

  •  
  • 969

Nghiên cứu trên tạp chí Geophysical Research Letters khẳng định hành tinh Đỏ đang lắc lư và chao đảo khi nó đang quay, vấn đề này khiến các nhà thiên văn học đau đầu vì chưa tìm ra lời giải.

Các nhà nghiên cứu cho biết các cực của sao Hỏa đang lang thang xa dần trục quay của hành tinh, di chuyển lệch tâm khoảng 10cm cứ sau 200 ngày hoặc lâu hơn.

Điều đó khiến sao Hỏa là hành tinh được biết đến thứ hai trong vũ trụ có hiện tượng này. Trái đất của chúng ta chính là hành tinh đầu tiên.

Đây là một hiệu ứng được nhìn thấy ở các hành tinh không tròn hoàn hảo.
Đây là một hiệu ứng được nhìn thấy ở các hành tinh không tròn hoàn hảo.

Nhà khoa học Jack Lee cho biết sự chao đảo này có tên là hiện tượng "chao đảo Chandler", được đặt tên theo nhà thiên văn học Seth Carlo Chandler, người đã phát hiện ra hiện tượng kỳ lạ cách đây hơn một thế kỷ. Đây là một hiệu ứng được nhìn thấy ở các hành tinh không tròn hoàn hảo.

Trên Trái đất, sự dao động này rõ ràng hơn nhiều do các cực của hành tinh chúng ta đi lang thang cách trục quay của nó khoảng 9m, lắc lư theo hình tròn lặp lại cứ sau 433 ngày hoặc lâu hơn.

Sự chao đảo mạnh mẽ này có ảnh hưởng không đáng kể đến hành tinh của chúng ta, nhưng vẫn là một câu đố chưa có lời giải thực sự thuyết phục. Các nhà khoa học đã tính toán rằng sự chao đảo sẽ tự nhiên mất đi trong vòng một thế kỷ kể từ ngày xuất phát của nó, nhưng sự chao đảo hiện tại của hành tinh chúng ta còn diễn ra mạnh mẽ hơn thế nữa.

Một nghiên cứu năm 2001 đề xuất một giả thuyết cho rằng đó có lẽ là sự kết hợp của những thay đổi áp suất trong khí quyển và đại dương dường như đang kích thích sự chao đảo vĩnh viễn, mặc dù cơ chế chính xác vẫn chưa được biết.

Sự chao đảo của sao Hỏa cũng rất khó hiểu. Các tác giả của nghiên cứu mới đã phát hiện ra sự dao động bằng cách sử dụng 18 năm dữ liệu được thu thập bởi ba vệ tinh quay quanh Hành tinh Đỏ: Mars Odyssey, Mars Reconnaissance Orbiter và Mars Global Surveyor.

Nhóm nghiên cứu tính toán rằng sự thay đổi nhỏ này ở các cực sao Hỏa cũng sẽ tự giải quyết một cách tự nhiên, nhưng hiện tại dường như đang diễn ra mạnh mẽ. Không có đại dương, sao Hỏa và chuyển động xoay tròn của nó có thể bị chi phối bởi sự thay đổi áp suất khí quyển, nhưng cần phải nghiên cứu thêm để làm rõ câu đố này.

Cập nhật: 27/01/2021 Theo Dân Trí
  • 969