Bộ xương hóa thạch lâu đời tự mọc hàng nghìn "chiếc răng"

  •  
  • 2.280

Được biết đến với cái tên Người đàn ông Altamura, bộ xương hóa thạch bám đầy các mảng canxi lâu nay đã trở thành một câu hỏi hóc búa làm đau đầu các nhà khảo cổ học trong suốt một thời gian dài.

Phát hiện bộ xương hóa thạch lâu đời tự mọc hàng nghìn "chiếc răng"

Mới đây, giới khoa học đã quyết định lấy mẫu ADN từ bộ xương hóa thạch lâu đời này để tiến hành xét nghiệm với mong muốn tìm ra thêm thông tin mới về quá trình tiến hóa của loài người.

Bộ xương hóa thạch lâu đời tự mọc hàng nghìn "chiếc răng"
Bộ xương hóa thạch Người đàn ông Altamura với hàng nghìn "chiếc răng" mọc kín hộp sọ.

Tháng 10/1993, một nhóm các nhà khoa học đã tìm thấy bộ xương hóa thạch Người đàn ông Altamura trong hang đá vôi Grotta di Lamalunga, gần thành phố Altamura, Ý. Bộ xương được tìm thấy trong tình trạng phủ kín các mảng bám canxi có hình dáng giống như hàng nghìn chiếc răng.

Trong một nghiên cứu khoa học trước đó, dựa vào cấu trúc hộp sọ và xương vai, các nhà khoa học đã nghĩ tới giả thiết bộ xương hóa thạch này thuộc chủng tộc người Neanderthal, một loài trong chi Người đã tuyệt chủng. Người Neanderthal nguyên thủy sống ở châu Âu sớm nhất cách đây là khoảng 350.000–600.000 năm.

Dựa vào mẫu vật canxi bám trên hộp sọ, các nhà khoa học ước tính niên đại của bộ xương hóa thạch vào khoảng 128.000 cho tới 187.000 năm. Người này có thể đã chết đói và khát sau khi bị rơi xuống giếng rồi mắc kẹt ở đó.

Theo VnExpress
  • 2.280