Bộ lông sặc sỡ thường chỉ được xem là vật làm cảnh, nhưng hai nhà sinh học đã chứng minh rằng một loài chim biển nhỏ đã sử dụng túm lông trên đầu mình giống như ria mèo để tìm đường đi trong các khe tối.
Được gọi là whiskered auklets, loài chim này sinh nở trên đảo Aleutian và Kuril ở bờ bắc Thái Bình Dương. Chúng đẻ trứng trong những hốc nhỏ, chỉ có thể tiếp cận thông qua những con đường hẹp nằm giữa các khe đá, nơi chúng chỉ đến và đi vào đêm.
Chim auklet dùng lông là cơ quan xúc giác để tìm đường đi qua các khe đá hẹp trong đêm. (Ảnh: Nature) |
Sampath Seneviratne và Ian Jones từ Đại học Memorial ở Canada, tự hỏi liệu những sợi lông này có giúp chúng cảm nhận được bề mặt tiếp xúc để đi trong bóng tối hay không. Để kiểm tra ý tưởng này, nhóm đã bắt 99 con chim vào đêm khi chúng rời đi hoặc bay về tổ trên đảo Buldir, một con trên đảo Aleutian ở Alaska, và đặt chúng vào một mê cung bằng gỗ được chế tạo tương tự như đường vào một cái tổ auklet điển hình. Sau đó, họ quan sát chúng bằng camera hồng ngoài để xem chúng tránh vật cản như thế nào và đếm số lần va đầu vào mê cung.
Mỗi con chim được đi qua mê cung 3 lần - một lần với những chiếc lông mặt thò ra bị buộc túm lại, một lần buộc lông trên đầu nhưng những chiếc lông dài vẫn tự do, và một lần các sợi lông hoàn toàn tự do. Kết quả là, chim auklet đi qua mê cung trong tình trạng lông bị túm lại đâm đầu vào tường nhiều gấp 2 lần so với khi lông của chúng được tự do.
"Thật thú vị", các tác giả cho biết. "Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng tỏ lợi ích xúc giác thực sự của những chiếc lông này".