Chuyển giao công nghệ làm giấy từ... rơm rạ, bã mía

  •   3,85
  • 11.106

Ngày 17/7 tại TP.HCM, Siêu thị công nghệ công nghệ (Vinatech) cùng tập đoàn Taise và Ohhara (Nhật Bản) kí kết hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất bột giấy phi gỗ của Nhật Bản trị giá 50 tỷ đồng.

Với công suất từ 15-30 tấn/ngày, dây chuyền nói trên cho phép sản xuất bột giấy từ nguyên liệu phi gỗ như các loại nhánh keo lai hom, nhánh cây tràm, nhánh bạch đàn và thậm chí là từ rơm rạ hay bã mía.

Nếu đem so sánh với việc sản xuất bột giấy từ gỗ thì phương pháp phi gỗ được đánh giá khá cao bởi nó cho phép tận dụng đựoc thế mạnh nguyên liệu sẵn có của Việt Nam. Nguyên liệu này một phần là do có sẵn, một phần có thể nhờ trồng canh tác ngắn ngày.

Đại diện Việt Nam và Nhật Bản tại lễ kí kết hợp tác. (Ảnh: Mai Linh)


Do không phải phá rừng lấy nguyên liệu nên công nghệ sản xuất bột giấy từ nguyên liệu phi gỗ là giải pháp tận dụng nguyên liệu, giúp hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Nói vậy là bởi: Khi đốt sản phẩm từ cây trồng, hoặc sản phẩm mọc lên từ việc hấp thụ khí các bonnic và thải ra oxi, chúng sẽ sinh ra một lượng carbonnic tương đương với khí hấp thụ, khiến cho tổng lượng khí cacbonnic trong môi trường không thay đổi.

Bên cạnh đó, việc sử dụng dây chuyền sản xuất bột giấy cao cấp từ nguyên liệu phi gỗ ở quy mô công suất nhỏ vẫn cho phép lắp đặt rải rác theo địa phương, tuỳ theo các vùng nguyên liệu. Đầu ra sản phẩm là bột giấy chất lượng cao, cung cấp cho thị trường trong nước và Nhật Bản.

Phát biểu tại lễ kí kết, ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư kí Hiệp hội giấy VN (VPPA) cho biết, ông rất hy vọng công nghệ sản xuất bột giấy của Nhật Bản sẽ phù hợp với điều kiện nguyên liệu của Việt Nam. Bởi hiện nay, việc đầu tư phát triển nguyên liệu bột giấy trong nước chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng. Hiện, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 60% bột sản xuất giấy theo phương pháp hoá học. Sự phát triển của ngành giấy hiện đang bị mất cân đối giữa bột và giấy bởi từ lâu chúng ta không triển khai được việc sản cuất dự án bột.

Dây chuyền sản xuất bột gỗ của Nhật từ nguyên liệu phi gỗ gồm:

1. Máy nghiền tinh hai đĩa DDR, với hai bộ làm tinh mang đến năng suất cao gấp 2 lần trên cùng 1 loại chấn đế máy có thể giảm tối đa mức độ ma sát và tiếp xúc giữa các bộ phận kim loại xảy ra trong những hoạt động tải năng.2. Máy lọc bột giấy giúp loại bỏ tạp chất một cách nhanh nhất.
3. Máy lọc thứ cấp (xử lý phần bị loại) cho kết quả sàng lọc tốt hơn hiệu quả gấp 4-5 lần so với máy sàng rung truyền thống. Thiết bị này tương đối gọn nhẹ và được chứng nhận là tối thiểu ô nhiễm khu vực hoạt động.
4. Máy làm sạch nồng độ cao có khả năng loại bỏ cực tốt kim loại, cát và những tạp chất khác trong bột giấy. Ngoài ra, nó còn giúp cho việc liên tục loại bỏ những vật lạ ngay cả với một lượng nước cân bằng để làm sạch tối thiểu. Đặc biệt, với thiết kế phần xả cuối giúp loại bỏ ngay cả những hạt cát nhỏ nhất ở nồng độ là 1.0-1.5%
5. Máy nghiền chính được thiết kế giúp cho việc bảo tồn năng lượng, đảm bảo hiệu quả nghiền và tiết kiệm chi phí trong sản xuất với khả năng nghiền nguyên liệu cấp thấp mà không làm hỏng sợi bột.
6. Máy lọc dạng trống giúp kéo dài thời gian lưu bột bên trong và nồng độ bột ra ổn định khiến quá tình xử lý bột không bị dính lại do đó nồng độ bột đầu ra không ảnh hưởng đến bột.

Theo Mai Linh - VietNamNet
  • 3,85
  • 11.106