Cuộc đời nhà khoa học nữ thiên tài vượt mọi định kiến

  •  
  • 2.153

Là một người Iran, một phụ nữ và cũng là một người nhập cư; cuộc đời ngắn nhưng quý giá của nữ giáo sư bạc mệnh 40 tuổi là nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo.

Vào ngày 14/7/2017, Maryam Mirzakhani, giáo sư toán học của Đại học Stanford, đồng thời là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất giành giải thưởng Toán học Fields danh giá, qua đời ở tuổi 40 để lại bao nhiêu tiếc nuối.

Chỉ sau vài giờ, cả tên thật tiếng bản địa Iran (# مریم میرزاخانی) và tiếng Anh (#maryammirzakhani) của nữ giáo sư đều trở thành từ khóa nổi bật nhất trên mạng xã hội Twitter và Facebook. Cơ quan thông tấn báo chí toàn thế giới cũng đưa tin về sự ra đi cũng như những thành tựu của nhà toán học này.

Bạn có quyền trở thành bất cứ ai

Maryam Mirzakhani là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ đam mê khoa học.
Maryam Mirzakhani là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ đam mê khoa học. (Ảnh: WIRED Science).

Maryam là người Iran, một phụ nữ và cũng là một người nhập cư đến Hoa Kỳ để theo đuổi toán học. Thành công của bà đã làm các khuôn mẫu kỳ thị người nước ngoài được khuyến khích bởi chính sách sợ hãi ở phương Tây, bị mất uy tín trầm trọng.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, những hình mẫu vĩ đại trong một lĩnh vực có thể gây ảnh hưởng mạnh và khuyến khích mọi người theo đuổi thành công ở lĩnh vực đó. Hình tượng một người phụ nữ đã vượt qua rất nhiều “đấng mày râu” để vươn đến đỉnh vinh quang của lĩnh vực toán học, có thể giúp truyền cảm hứng cho thế hệ học giả tiếp theo.

Bà là bằng chứng sống cho thấy: thế giới sẽ luôn hoan nghênh tất cả đóng góp khoa học của bất cư ai cho dù người đó mang màu da, quốc tịch hay tôn giáo gì.

Sự đau buồn còn sâu đậm hơn đối với một thế hệ học giả trẻ những người luôn coi Maryam như một tấm gương sáng. Cô luôn là hình mẫu cho những phụ nữ làm khoa học đặc biệt là toán học.

Khi tất cả mọi người tiếc thương cho nữ giáo sư 40 tuổi; cuộc đời của Maryam sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho những cô, cậu bé thuộc mọi tâng lớp, mọi nẻo đường khác nhau trên thế giới.

Tuổi thơ kham khổ

Tuy sở hữu nét mặt bình tĩnh và nụ cười ấm áp cùng một thân thể nhỏ bé, Maryam là một chiến binh đích thực. Bà và gia đình cùng với nhiều người Iran khác, đã sống sót qua những năm tháng biến đổi kinh tế, xã hội đầy khó khăn sau cuộc cách mạng Iran vào năm 1979.

Maryam cũng đã sống sót sau cuộc chiến khốc liệt giữa Iran và Iraq kéo dài 8 năm vài năm sau đó, cuộc sống của bà đã từng luôn trong tình trạng bất ổn và khó khăn.

Mặc dù là một trong những người phụ nữ vĩ đại nhất trong giới toán học; Maryam luôn sống khiêm tốn, giản dị và đặc biết tránh sự chú ý của giới truyền thông.

Ban đầu, nữ giáo sư toán học muốn trở thành một nhà văn, niềm đam mê không bao giờ phai mờ ngay cả sau thời điểm tốt nghiệp đại học của bà. Tuy nhiên vào sau đó, nhà khoa học đã tìm thấy một niềm vui còn lớn hơn cả viết lách trong việc giải quyết những vấn đề toán học hóc búa.

 Maryam Mirzakhani sẽ đi vào lịch sử như là một người tiên phong và cũng là một thiên tài trong giới toán học.
Maryam Mirzakhani sẽ đi vào lịch sử như là một người tiên phong và cũng là một thiên tài trong giới toán học.

Ngay từ thời sinh viên, Maryam đã thể hiện năng khiếu vượt trội trong toán học. Bà là thành viên nữ đầu tiên của đội tuyển quốc gia Iran tham dự giải Olympic Toán học Quốc tế và đã xuất sắc giành 2 huy chương vàng trong 2 năm liên tiếp.

Tiếp theo đó, Maryam nhận bằng cử nhân của Đại học Công nghệ Sharif ở Iran và nối tiếp là học vụ tiến sĩ từ Harvard. Năm 2014, bà được ghi nhận với huy chương Fields - giải thưởng cao nhất trong toán học, vì những cống hiến trong nghiên cứu hình học Hyperbolic.

Các công trình của Mirzakhani chủ yếu tập trung vào hình học phức tạp và có thể được ứng dụng trong những ngành khoa học khác từ vật liệu kỹ thuật, lý thuyết trường lượng tử cho đến lý thuyết vật lý về sự ra đời của vũ trụ.

“Vẻ đẹp của toán học chỉ hiện ra với những người kiên trì theo đuổi”, nữ giáo sư khiêm tốn khi nói về tài năng của mình.

Cũng giống như Marie Curie hay Jane Goodall, Maryam Mirzakhani sẽ đi vào lịch sử như là một người tiên phong và cũng là một thiên tài trong giới toán học.

Giải thưởng Fields: Giải thưởng mang tên nhà toán học Canada John Charles Fields được trao 4 năm một lần trong mỗi Đại hội Toán học thế giới kể từ năm 1936 tại Canada cho những nhà toán học dưới 40 tuổi.

Giải thưởng là một huy chương đi kèm với một khoản tiền thưởng là 15.000 đô la Canada tương đương 14.400 USD.

Giới toán học còn gọi đó là Huy chương Fields (Fields Medal), Huy chương Fields được xem là một vinh dự lớn nhất mà một nhà toán học có thể nhận được trong đời.

Giáo sư Ngô Bảo Châu và Fields

Vào năm 2010, giáo sư Ngô Bảo Châu đã giành được vinh dự này nhờ thành tựu trong nghiên cứu "bổ đề cơ bản" và chính thức trở thành nhà toán học đầu tiên của Việt Nam giành được giải thưởng danh giá trên. Việt Nam trở thành quốc gia châu Á thứ hai sau Nhật có nhà toán học đoạt giải Fields.

Thành tựu của Ngô Bảo Châu đã được tạp chí uy tín Time của Mỹ đánh giá là một trong 10 phát kiến khoa học quan trọng nhất của năm 2009.

Cập nhật: 21/07/2017 Theo khampha
  • 2.153