Động cơ Turbo là gì? Ưu nhược điểm của động cơ Turbo

Nguyên lý hoạt động của động cơ Turbo
  •  
  • 1.989

Ngày nay, động cơ turbo được sử dụng rộng rãi trên nhiều loại xe hơi, ngay cả xe phổ thông với mục đích tăng sức mạnh vận hành cho xe.

Turbo là gì?

Turbo hay còn gọi với tên bộ tăng áp động cơ (Turbocharger) là thiết bị thường được gắn vào họng xả động cơ làm nhiệm vụ bơm khí xả vào động cơ nhằm tăng sức mạnh cho động cơ mà không phải tăng số lượng và dung tích xy-lanh.

Nguyên lý hoạt động của động cơ Turbo

Cấu tạo của động cơ Turbo.
Cấu tạo của động cơ Turbo.

Nguyên lý hoạt động của bộ tăng áp động cơ là tối ưu hóa nguồn năng lượng từ khí xả để dẫn động tuabin quay máy, bơm không khí vào buồng đốt. Tối ưu quá trình đốt nhiên liệu và không khí.

Bộ tăng áp turbo bao gồm 2 phần chính là tuabin và bộ nén, đó là 2 cánh quạt gắn trên một trục, mỗi quạt một đầu trục. Khí xả của động cơ được dẫn tới một quạt, được gọi là turbine với mục đích để quay trục và xoay quạt thứ 2 theo hiệu ứng ngược lại, được gọi là bộ nén, bộ nén này sẽ có nhiệm vụ nén khí vào khoang nạp khí của động cơ.

Nhiều không khí hơn được nén vào trong xy-lanh đồng nghĩa nhiên liệu được đưa vào động cơ nhiều hơn, tăng công suất hoạt động cho xe.

Chính vì sử dụng khí thải của động cơ để nén và đưa vào khoang nạp khí nên không khí được nén có nhiệt độ rất cao. Vì vậy, Turbocharger thường đi kèm với một bộ làm lạnh trung gian để làm mát khí đã được nén trước khi đưa vào động cơ. Bộ làm lạnh trung gian được đặt giữa Turbochager và khoang nạp khí.

Ưu điểm của động cơ Turbo

Ưu điểm lớn nhất cũng động cơ turbo là tăng công suất cho động cơ, giúp xe vận hành mạnh mẽ hơn mà không cần tăng số lượng và dung tích xy-lanh.

Nhược điểm của động cơ Turbo

Động cơ tăng áp có độ trễ (phản ứng chậm hơn): Đây là một trong những nhược điểm lớn nhất của động cơ tăng áp xe ô tô. Do động cơ cần phải đạt được vòng tua lớn để đủ lượng khí xả cho hệ thống tăng áp hoạt động. Do đó dễ dẫn đến độ trễ của động cơ tăng áp.

Chi phí sửa chữa cao hơn: Việc sử dụng động cơ tăng áp khiến động cơ hoạt động phức tạp hơn, đòi hỏi sử dụng những chất liệu bền và tốt hơn, đảm bảo tuổi thọ cho hệ thống này. Và khi gặp sự cố, việc sửa chữa động cơ tăng áp gặp nhiều khó khăn hơn và chi phí sửa chữa cũng cao hơn.

Cập nhật: 29/09/2021 Theo VnReview
  • 1.989