Giáo sư bị cấm tại mọi sòng bạc do sử dụng kiến thức vật lý để thắng bất kỳ game cò quay nào

  •   4,38
  • 17.719

Giáo sư J. Doyne Farmer đã lợi dụng kiến thức vật lý và toán học của mình để ăn gian tại sòng bạc. Mọi chuyện suôn sẻ cho đến khi ông bị cấm vào mọi sòng bạc ở Nevada.

Bước vào một sòng bạc, bạn phải chuẩn bị sẵn tâm lý rằng: đây là địa bàn của nhà cái, và nhà cái sẽ luôn chiến thắng. Cụ thể là với một trong những trò nổi tiếng nhất những sòng bạc Las Vegas: trò Cò quay Roulette. Nổi tiếng vì dễ chơi nhưng trò roulette này cũng thuộc hàng khó ăn giải nhất. Nhưng đó là trước khi bạn được "trang bị" thêm chút kiến thức vật lý.

Trò chơi roulette.
Trò chơi roulette.

Vào hồi những năm 1970, nhà toán học J. Doyne Farmer đã xây nên một cỗ máy giúp ông có thể "ăn gian" trong trò roulette này, và dĩ nhiên ông đã bị cấm đến mọi sòng bạc ở Nevada. Cho tới ngày nay, bí mật về cách "ăn gian" của ông mới được một trong những đồng nghiệp của Farmer, giáo sư vật lý Richard Muller tiết lộ trên một diễn đàn internet.

Các bạn phải hiểu rằng, chúng tôi không tán thành việc cờ bạc cũng như không sử dụng vật lý để làm cái gì đó bất hợp pháp. Đơn giản là kĩ năng "lừa đảo bằng vật lý" của Farmer quá hay để mà bỏ qua.

Richard Muller, hiện đang là giáo sư vật lý tại Đại học California, đã trả lời câu hỏi "Các nhà vật lý học biết những gì mà họ lại có thể thắng được tiền tại casino?" bằng cách thừa nhận rằng một trong những người bạn của ông đã "ăn gian" trò roulette bằng một thiết bị chính xác đến mức họ cấm cửa hẳn ông ấy ở tất cả sòng bạc tại Nevada, việc ăn gian đều nhờ cả các quy tắc vật lý. Câu hỏi và câu trả lời của giáo sư Muller có thể tìm thấy trên Quora.

Việc ăn gian đều nhờ cả các quy tắc vật lý.
Việc ăn gian đều nhờ cả các quy tắc vật lý.

Giáo sư Muller giải thích:

"Nguyên lý hoạt động như sau: để khuyến khích mọi người đặt cược trong trò roulette, theo truyền thống người chơi sẽ được đặt sau khi bánh xe roulette được quay và viên bi được thả, nhưng phải hoàn thành đặt cược trước khi viên bi rơi xuống. Trong 1 tới 2 giây đồng hồ đó, thông tin đã đủ để ta có thể tính toán được để có thể nhân đôi tỉ lệ giành chiến thắng.

Nếu bạn cắt nửa số mà viên bi sẽ không rơi vào trên bánh xe, tỉ lệ bạn thắng sẽ lên rất cao. Trước đây, tỉ lệ chiến thắng chỉ là 98:100 (bạn sẽ thua) nhưng nếu loại đi nửa số lượng số trên bánh xe, tỉ lệ chiến thắng của bạn sẽ vọt lên 196:100, bạn sẽ ăn to!
Bạn không cần phải dự đoán viên bi sẽ rơi vào con số nào. Bạn chỉ phải tăng tỉ lệ chiến thắng lên 3%, từ "tỉ lệ trung bình bạn sẽ thua "tới" tỉ lệ trung bình là bạn sẽ thắng"".

Muller tiếp tục giải thích việc thiết bị của người bạn đó đã giúp ông ấy chiến thắng như thế nào. Có hai công tắc ở trong hai bên giày của ông, mỗi lần viên bi chạy hết một vòng, ông sẽ dùng ngón chân cái ấn công tắc đó một lần, và ấn tiếp công tắc còn lại mỗi khi vòng quay bắt đầu chạy.

Từ thông tin của hai lần thu thập đó, một cái máy tính nhỏ trong túi quần sẽ tính toán tỉ lệ rơi của viên bi, và báo lại cho người bạn của Muller bằng một hệ thống gắn ở chân, báo lại số nào nên đặt tiền. Tất cả việc tính toán và đặt tiền nằm trong khoảng thời gian ngắn ngủi ngay trước khi viên bi dừng quay.

Tất cả việc tính toán và đặt tiền nằm trong khoảng thời gian ngắn ngủi ngay trước khi viên bi dừng quay.
Tất cả việc tính toán và đặt tiền nằm trong khoảng thời gian ngắn ngủi ngay trước khi viên bi dừng quay.

Tất nhiên là, trước khi bạn của Muller có thể tính toán được ra tỉ lệ, ông phải dùng một bánh xe roulette thực. Ông đã mua lấy một cái mà thử nghiệm trong gara ô tô của gia đình trước khi quyết định đi "lừa đảo".

"Ở sòng bạc, họ không có quyền khám người, vì thế mà việc mang thiết bị này vào không phải là khó. Nhưng họ lại tự đề ra luật: họ có thể đuổi bất kì người chơi nào mà không cần lý do. Họ sẽ sử dụng luật này khi mà có thanh niên nào đó liên tục chiến thắng". Họ không thể lấy lại số tiền đã thua mất, nhưng họ có thể ngăn cản việc họ tiếp tục mất tiền. Và tất nhiên là sau "phi vụ" đó, người bạn của Muller bị cấm đến sòng bạc.

Mặc dù trong câu trả lời của giáo sư Muller, không một lời nào chỉ rõ rằng giáo sư Farmer là "thủ phạm" của "phi vụ" lừa đảo này, nhưng câu chuyện của Muller hoàn toàn giống với "chiêu trò lừa đảo" nổi tiếng của giáo sư Farmer.

Phải làm rõ cho các bạn đây không phải là truyền thuyết lan truyền trên mạng. Vào năm 2012, hai nhà nghiên cứu là Michael Small từ Đại học Tây Úc và Chi Kong Tse từ Trường Đại học Bách khoa Hồng Kông đã cho đăng một nghiên cứu về nguyên lý hoạt động của thiết bị ăn gian của Muller.

Đội ngũ nghiên cứu hai người đã có thể biểu diễn lại thử nghiệm với thiết bị tính toán tỉ lệ quay của vòng quay lẫn viên bi. Sử dụng hệ thống giống với giáo sư Farmer, họ ghi lại mỗi lần viên bi và vòng quay tại những thời điểm nhất định. Họ đã đưa ra kết luận rằng tỉ lệ thắng trung bình là 18%, cao hơn hẳn tỉ lệ âm 2.7% mà một kèo đặt cửa bình thường có được.

Ăn gian để kiếm tiền thì thực sự là không đúng đắn tí nào.
Ăn gian để kiếm tiền thì thực sự là không đúng đắn tí nào.

Nghiên cứu của hai Small và Chi Kong Tse đã khiến cha đẻ của trò ăn gian này lên tiếng. Giáo sư Farmer thừa nhận rằng cách thức tính toán hai nhà nghiên cứu kia là rất giống với cách mà Farmer đã dùng trong quá khứ, chỉ khác ở chỗ hai anh kia sử dụng lực ma sát của viên bi với viền vòng quay là sức cản chính, trong khi Farmer lại sử dụng sức cản của không khí.

Cuối cùng thì màn "ăn gian bằng vật lý" của Farmer có kết quả khả quan không? Hoàn toàn có, cho đến khi sòng bạc phát hiện ra rằng chàng thanh niên này hơi "đỏ" hơn so với thường lệ (tỉ lệ 18% so với âm 2.7% cơ mà), và cấm anh ta đến sòng bạc cả đời. Chàng trai trẻ Farmer hiển nhiên là không lãi được đồng nào từ "âm mưu" của anh cả.

"Anh ấy nói là suýt thì ăn đủ tiền để trả cho cái bánh xe roulette kia mà anh sử dụng để hoàn thiện thiết bị ăn gian của mình", giáo sư Muller mìm cười nhớ lại. Ăn gian để kiếm tiền thì thực sự là không đúng đắn tí nào, nhưng quả là hơi đáng tiếc cho chàng chai trẻ Farmer.

Cập nhật: 11/06/2016 Theo Trí Thức Trẻ
  • 4,38
  • 17.719