Hang động bị phong ấn trong 16.000 năm, chứa đựng kho báu khảo cổ quý giá

  •  
  • 522

Khi phát hiện hang động La Garma (Tây Ban Nha), các nhà khảo cổ học cảm nhận nơi này như thể vừa bị bỏ hoang.

Hang La Garma bị phong ấn trong 16.000 năm, chứa đựng môi trường sống cổ xưa từ thời Magdalenian, độc nhất trên thế giới.

Đây được coi giống một viên nang thời gian thực (mô tả việc bảo tồn đặc biệt của địa điểm), lần đầu tiên nó được phát hiện cách đây gần 30 năm ở phía bắc Tây Ban Nha.

Hang động La Garma còn giữ lại gần như nguyên vẹn môi trường sống của người Magdalenian
Hang động La Garma còn giữ lại gần như nguyên vẹn môi trường sống cổ xưa của người Magdalenian (Ảnh minh họa: Futura Sciecne).

Lối vào hang động bị bịt kín bởi một trận lở đất, bảo vệ nó khỏi mọi sự xuống cấp của thời gian. Do đó, những bằng chứng về quá khứ mà hang La Garma chứa đựng rất đặc biệt.

300.000 năm lịch sử loài người được bảo tồn tuyệt vời

Khi các nhà khảo cổ lần đầu tiên bước vào hang động vào năm 1995, họ có cảm giác dường như những cư dân cuối cùng vừa rời khỏi khu vực, để lại một kho báu quý giá được tìm thấy trên mặt đất và các bức tường.

Theo các nhà khảo cổ học, 300.000 năm lịch sử loài người được lưu trữ ở đây. Hang động này vốn đã nổi tiếng về nghệ thuật với 500 hình ảnh minh họa trên các bức tường và ngày nay, nó minh chứng sự độc đáo và nổi bật cho môi trường sống của người Magdalenian.

Những kết quả mới nhất của công việc khảo cổ vừa được trình bày tại Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia Tây Ban Nha.

Dấu vết sống động của môi trường sống Magdalenian cổ đại

Nền hang vẫn còn dấu vết của một môi trường sống có niên đại 16.800 năm, ngay trước khi địa điểm này bị phong ấn. Do đó, đây sẽ là ví dụ đẹp nhất trên thế giới về một nơi có cuộc sống như vậy.

Địa điểm sinh sống của người Magdalenian cổ đại trong hang La Garma.
Địa điểm sinh sống của người Magdalenian cổ đại trong hang La Garma. (Ảnh: Futura Science).

Trên thực tế, các nhà khoa học đã phát hiện ra một không gian hình bầu dục rộng khoảng 5m2, được giới hạn bởi các khối đá và măng đá, cho phép cố định một cấu trúc xuống mặt đất.

Ở trung tâm, nhóm nghiên cứu tìm thấy tàn tích của một lò sưởi cổ, họ cho rằng nó xuất phát từ một nhóm nhỏ những người săn bắt hái lượm đã tụ tập xung quanh để chế tạo công cụ, sơ chế thịt, chế biến xương và da từ động vật.

Trên thực tế, hơn 4.600 đồ vật đã được tìm thấy trong "ngôi nhà" nguyên thủy này. Trong số đó, xương động vật, hươu, ngựa, bò rừng, dụng cụ hoặc vỏ sò bằng đá lửa, cũng như các đồ vật trang trí.

Các nhà nghiên cứu đã mất hai năm làm miệt mài làm việc để phân tích tất cả những hiện vật này.

Việc tái tạo môi trường sống cổ xưa này sẽ sớm được trưng bày tại Trung tâm Nghệ thuật Đá Cantabria ở Puente Viesgo, nó hy vọng sẽ mang lại sự quan tâm lớn của khách du lịch mỗi khi đến tham quan Tây Ban Nha.

Cập nhật: 14/12/2023 Dân Trí
  • 522