Những cuộc ẩu đả này thường để lại những vết thương “khó lành”, những vết sẹo mà thời gian không thể xóa đi. Thậm chí giết chết chúng.
Một nghiên cứu mới cho thấy, trong những cuộc ẩu đả hoặc chiến đấu, khủng long bạo chúa thường cắn hoặc tấn công vào mặt đối phương một cách vô cùng độc ác, mặc dù ý định ban đầu của chúng không phải là để diệt trừ lẫn nhau.
Thay vào đó, việc ẩu đả này có thể là kết quả của các cá thể tranh giành những phần thưởng như quyền được kiểm soát lãnh thổ, bạn tình hoặc đạt được địa vị cao trước đồng loại.
Trong những cuộc ẩu đả hoặc chiến đấu, khủng long bạo chúa thường cắn vào mặt đối phương.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra điều này sau khi phân tích 202 hộp sọ và hàm của khủng long bạo chúa. Kết quả thu được cho thấy, có tổng cộng 324 vết sẹo. Ngay lập tức, nhóm nghiên cứu nhận ra những con khủng long bạo nhỏ tuổi không hề có vết sẹo nào ở đầu và mặt. Thay vào đó, khoảng một nửa số khủng long bạo chúa trưởng thành xuất hiện nhiều sẹo ở những khu vực này. Điều đó cho thấy, chỉ những thành viên đã trưởng thành mới đủ điều kiện để tham gia những cuộc chiến vương quyền này.
Theo trưởng nhóm nghiên cứu Caleb Brown, người phụ trách tại Bảo tàng Royal Tyrrell ở Alberta, Canada, cho biết: “Nếu kết hợp những mẫu vật này lại với nhau, chúng ta có thể khái quát cách mà những con vật này chiến đấu. Chúng có khả năng nhận định đối thủ để đưa ra những tư thế phù hợp, nhằm làm sao dùng bộ hàm chắc khỏe của mình kẹp thật chặt đầu đối phương”.
Những vết sẹo của khủng long bạo chúa thường là vết sẹo dài, chạy dọc theo bề rộng của hàm
Khủng long bạo chúa là một trong những nhóm khủng long ăn thịt tàn bạo nhất, gần như thống trị cả những kẻ săn mồi khác ở châu Á và Bắc Mỹ trong 20 triệu năm cuối của kỷ Phấn trắng (145 triệu đến 66 triệu năm trước).
Dựa vào một mẫu vật của khủng long bạo chúa là xương hàm trên (được khai quật tại Công viên Khủng long ở Alberta vào năm 2017), các nhà nghiên cứu đã đưa ra các phân tích về những vết sẹo mà chúng để lại: "vết sẹo dài, chạy dọc theo bề rộng của hàm”. Ngoài mặt thì hộp sọ của khủng long bạo chúa cũng có khá nhiều sẹo.
Tuy nhiên, để hệ thống được chúng là điều rất khó. Vì vậy, Brown và các đồng nghiệp của ông bắt đầu ghi lại sự xuất hiện, hình dạng và các chi tiết khác về những vết sẹo này trên hộp sọ khủng long bạo chúa, bao gồm cả trên Albertosaurus, Daspletosaurus và Gorgosaurus.
Những vết sẹo xuất hiện khá phổ biến trên mặt các khủng long bạo chúa lớn.
Đa phần, những vết sẹo xuất hiện khá phổ biến trên mặt các khủng long bạo chúa lớn (chiếm khoảng 50%) và khoảng 60% số khủng long bạo chúa trưởng thành. Hơn nữa, các vết sẹo có xu hướng xuất hiện ở xương hàm trên và dưới, bao gồm các vết thủng răng và sẹo kéo dài.
Dựa trên khoảng cách giữa các răng xuất hiện trên hộp sọ và các vết cắn, Brown cho biết: “Các con vật thường có kích thước tương tự nhau”. Điều này phần nào cho thấy khủng long bạo chúa không cắn nhau khi còn nhỏ mà chỉ làm vậy khi đã trưởng thành. Chúng chỉ chiến đấu với những con có cùng kích thước.
Không chỉ khủng long, các loài động vật hiện đại cũng chiến đấu với đồng loại của chúng, điều này thường là khi chúng đã trưởng thành về mặt giới tính. Brown cho biết: “Những con vật này đã đủ lớn và có thể sinh sản, chúng làm điều này là để thu hút bạn tình”.
Điều khó nhất trong nghiên cứu chính là xác định giới tính của một con khủng long. Trừ khi một con khủng long chết khi đang mang thai hoặc đang mang trứng… Còn lại, các nhà khoa học không thể phân biệt con cái với con đực.