Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại

Kỳ lạ “tủ lạnh” ngàn năm tuổi của người Ba Tư: Không cần điện mà vẫn bảo quản được đồ ăn, thậm chí là đá lạnh
  •   1,52
  • 11.483

Trái ngược với quan điểm về việc nền văn minh cổ đại luôn không tiến bộ như nhân loại ngày nay, nhiều nhà khoa học đã thu thập một số ví dụ để chứng minh sự tân tiến trong lối suy nghĩ của người xưa.

Có rất nhiều thời điểm người xưa vô cùng thông minh khi nghĩ ra công nghệ để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của họ. Ví dụ, người Inca không có hệ thống chữ viết, bù lại họ có quipu - một thiết bị đếm bằng dây và nút thắt, giúp theo dõi số lượng dân số và gia súc, thậm chí là ghi chép lại các câu chuyện dân gian của họ.

Về mặt kỹ thuật, các kỳ quan kiến trúc phức tạp của người cổ đại vẫn có mặt khắp nơi trên hầu hết lục địa, từ kim tự tháp của Ai Cập, thành phố ngầm như Derinkuyu ở vùng Cappadocia của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoài ra, còn có ví dụ tuyệt vời khác về một kỹ thuật thông minh của người xưa nằm ở Trung Đông - một trong những cái nôi của nền văn minh và văn hóa nhân loại. Ở nơi đây, vào khoảng thế kỷ 4 trước CN, người Ba Tư cổ đại đã nghĩ ra một thứ gọi là Yakhchal - tủ lạnh thời cổ đại.

Năm thứ 400 trước Công nguyên, các kỹ sư Ba Tư đã làm chủ được công nghệ lưu trữ đá vào giữa mùa hè trên sa mạc. Băng được mang đến vào mùa đông từ trên núi và lưu trữ trong các Yakhchal, hay còn gọi là hầm băng. Những chiếc “tủ lạnh” băng cổ đại này được dùng với mục đích lưu trữ băng, thức ăn để dùng trong mùa hè. Ngoài ra, những tảng băng này được dùng để chữa trị cho các thành viên hoàng gia.

Yakhchal - tủ lạnh thời cổ đại của người Ba Tư.
Yakhchal - tủ lạnh thời cổ đại của người Ba Tư.

Là một cấu trúc nổi, hầm băng - “tủ lạnh” được tạo thành bởi hỗn hợp bùn-gạch, có hình vòm. Nó đạt chiều cao khoảng 18m. Trong hầm, người ta đào một hố sâu dưới lòng đất, rộng khoảng 5000m3, để trữ đồ. Yakhchal có những bức tường bùn-gạch dày tới 2m ở phía nền, được tạo thành bởi hỗn hợp của cát, đất sét, lòng trắng trứng, chanh, lông dê, và tro với một tỉ lệ vừa phải. Hỗn hợp này có tác dụng chống truyền nhiệt và chống thấm nước.

Yakhchal hoạt động như sau: một ganat, một hệ thống mương dưới lòng đất, chuyển nước tới hầm băng, nơi nó bị đóng băng vào buổi đêm. Sau đó, những tảng băng này được đập nát ra và đưa vào lưu trữ tại những tủ riêng biệt, nơi chúng có thể dễ dàng được chuyển đi khi cần.

Hầu hết các yakhchal có một bức tường được xây dựng ở phía nam để tránh ánh mặt trời và giữ cho hầm băng luôn được râm
Hầu hết các yakhchal có một bức tường được xây dựng ở phía nam để tránh ánh mặt trời và giữ cho hầm băng luôn được râm.

Nhiều yakhchal hoạt động theo một nguyên tắc hơi khác. Những tảng băng lớn được di chuyển từ trên núi xuống vào mùa đông và lưu trữ trong những hầm băng. Khi băng bị tan chảy, những mương dưới nền hầm sẽ giữ nước đó lại, và lượng nước này sẽ bị đóng băng trở lại vào ban đêm, dễ cho việc vận chuyển.

Hình vẽ yakhchal.
Hình vẽ yakhchal.

Trong hầm, người ta đào một hố sâu dưới lòng đất, rộng khoảng 5000m3 để trữ đồ.
Trong hầm, người ta đào một hố sâu dưới lòng đất, rộng khoảng 5000m3 để trữ đồ.

Khoảng không bên trong yakhchal.
Khoảng không bên trong yakhchal.

Hầu hết các yakhchal có một bức tường được xây dựng ở phía nam để tránh ánh mặt trời và giữ cho hầm băng luôn được râm. Những tòa tháp cao, gọi là Badgirs, được dùng trong hệ thống thông hơi. Bằng việc luân chuyển không khí nóng từ mặt đất và không khí lạnh từ hầm băng, badgirs hoạt động như một bộ ổn nhiệt, điều hòa nhiệt độ phía trong yakhchal.

Những yakhchal dạng này được tìm thấy nhiều ở đất nước Iran thời nay.

Cập nhật: 01/07/2024 Theo Kien Thuc/Trí Thức Trẻ
  • 1,52
  • 11.483