Madagascar có thể là thành trì bí mật của "cá hóa thạch sống"

  •  
  • 419

Madagascar có thể là thành trì bí mật của cá linh, loài cá "hóa thạch sống" từng bị coi là tuyệt chủng cho đến khi một ngư dân bắt được một con vào năm 1938.

34 mẫu vật được tìm thấy thu hút sự chú ý của các nhà sinh vật học các nhà bảo tồn. Mặc dù số lượng tổng thể vẫn còn là một bí ẩn, nhưng các tác giả của một nghiên cứu mới nghi ngờ rằng Madagascar có thể là một môi trường sống quan trọng cho loài cá coelacanth và nó thậm chí có thể là quê hương của tổ tiên chúng.

Các hóa thạch cá cho thấy Madagascar có thể là quê hương của các loài cá cổ đại.
Các hóa thạch cá cho thấy Madagascar có thể là quê hương của các loài cá cổ đại. (Ảnh: KJIK Magazine).

Với 420 triệu năm lịch sử, coelacanth lâu đời hơn cả Madagascar - nơi có đường bờ biển 88 triệu năm.

Đồng tác giả nghiên cứu Mike Bruton, một nhà thủy học học tại Cape Town, Nam Phi, cho biết: "Madagascar có một đường bờ biển rộng lớn và chúng tôi biết rằng có những hẻm núi dọc theo bờ biển và loài cá coelacanth thích sống trong các hẻm núi từ độ sâu khoảng 150 đến 500m".

Bruton, tác giả của cuốn sách về loài cá coelacanth (Nhà xuất bản Đại học Florida, 2018) cho biết. những loài cá này đã tiến hóa 180 triệu năm trước khi khủng long xuất hiện lần đầu tiên, tồn tại ngay cả khi các lục địa chuyển dịch và một tiểu hành tinh quét sạch phần lớn sự sống trên Trái đất, bao gồm cả những loài "quái vật biển" như Mosasaurs .

Được biết đến lần đầu tiên từ các hóa thạch, coelacanth được cho là đã tuyệt chủng cho đến khi một người đánh lưới bắt được một con trong lưới vào tháng 12 năm 1938 gần Nam Phi.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu khuyến nghị Madagascar thiết lập một khu bảo tồn coelacanth ở Onilahy Canyon và thông qua luật bổ sung L. chalumnae vào danh sách các loài được bảo vệ của đất nước. Các đội đánh cá nên được khuyến khích để gắn thẻ, chụp ảnh và ném trả lại bất kỳ cá linh sống nào mà họ bắt được.

Cập nhật: 28/05/2021 Theo Tiền Phong
  • 419