Ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của bệnh dịch tả

  •  
  • 1.653

Tiêm chủng vắc xin để phòng ngừa bệnh dịch tả, sẽ giúp hạn chế số lượng người chết khi bệnh dịch tả bùng phát, theo nghiên cứu mới

Việc tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh dịch tả, trên một số lượng lớn người dân nhằm chống lại các dấu hiệu đầu tiên của bệnh dịch tả, có thể cứu sống hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn sinh mạng, theo phân tích mới từ các trường hợp bùng phát bệnh dịch tả vừa qua tại Zimbabwe, quần đảo Zanzibar (thuộc Tanzania) và Ấn Độ. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, việc tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh ngay lập tức, tại Việt Nam, đã phát huy hiệu quả, giúp giới hạn phạm vi lây lan của dịch bệnh. Cả hai nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tạp chí the January PLoS Neglected Tropical Diseases.

Mặc dù, tồn tại các liều vắc xin mà bệnh nhân có thể uống, thuận tiện cho việc kiểm soát bệnh dịch tả, nhưng các quan chức y tế công cộng thường không chủ động tiêm phòng  bệnh dịch tả trong giai đoạn dịch bệnh đang bùng phát. Bởi vì các nhân viên y tế thường thao tác theo sách vở, là bổ sung nước cho các bệnh nhân của bệnh tiêu chảy để giúp bệnh nhân chống chọi với hậu quả mất nước do bệnh dịch tả mang lại. Bên cạnh đó, thường thì bệnh dịch tả  lây lan nhanh chóng sang các khu vực mới chỉ trong thời gian ngắn, trước khi một chiến dịch phòng ngừa có thể có hiệu lực. Hơn nữa, vi khuẩn Vibrio cholerae, gây ra căn bệnh dịch tả đã biến đổi hình dạng trong những năm gần đây, gây ra chứng nhiễm trùng kéo dài và nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên diện rộng.


Vi khuẩn Vibrio cholerae

"Trong lịch sử, thuốc chủng ngừa bệnh dịch tả đã được sử dụng như là một giải pháp phụ", theo Nhà miễn dịch học, Edward Ryan, làm việc tại Đại học Harvard  và Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, ở Boston, Hoa Kỳ, chuyên gia về bệnh dịch tả, và là người không tham gia vào các nghiên cứu mới. Các quan chức y tế công cộng đã tập trung vào việc phát hiện các trường hợp nhiễm bệnh, bổ sung nước cho bệnh nhân dịch tả, cung cấp nước sạch và cải thiện vệ sinh môi trường để ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch tả, Edward Ryan nói.

"Các diễn biến phức tạp của đại dịch và những dữ liệu mà chúng ta có được từ hai nghiên cứu trên, cho thấy đã đến lúc chúng ta cần xem lại vai trò của vắc xin chủng ngừa bệnh dịch tả trong việc dập tắt một ổ dịch", Ryan nói.


Dịch tả bùng phát tại Zimbabwe

Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học thu thập thông tin về bệnh dịch tả, trong suốt 15 năm qua, từ ba khu vực đã bùng phát bệnh dịch tả bao gồm: Zimbabwe, quần đảo Zanzibar(thuộc quốc gia Tanzania) và Ấn Độ.

Tại nước cộng hòa Zimbabwe, Châu Phi, bệnh dịch tả đã giết chết hơn 4.000 người và làm nhiễm bệnh gần 100.000 người, chỉ trong khoảng thời gian từ năm 2008 cho tới năm 2009. Dựa trên phân tích của máy tính chuyên dụng, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, một chiến dịch tiêm phòng cho một nửa dân số tại nước cộng hòa Zimbabwe, đã có thể ngăn chặn 40% các trường hợp lây nhiễm bệnh và gần 1.700 người chết, theo kết quả nghiên cứu của Rita Reyburn, làm việc tại Viện Vắc xin Seoul, Hàn Quốc, và các đồng nghiệp quốc tế.

Một kết quả phân tích khác từ 7 đợt bùng phát bệnh dịch tả xảy ra tại quần đảo Zanzibar và bán đảo Pemba, ở vùng biển Ấn Độ Dương (cả hai đảo đều thuộc Tanzania) trong khoảng thời gian, giữa năm 1997 và năm 2004 cho thấy rằng, nếu tiến hành tiêm chủng mở rộng cho hơn một nửa dân số ở quần đảo Zanzibar và bán đảo Pemba, sẽ làm giảm trường hợp nhiễm bệnh từ 4% cho tới 29%, tuỳ thuộc vào ổ dịch.

Khi áp dụng tiêm chủng mở rộng cho hơn một nửa dân số cho ba ổ dịch đã bùng phát ở Kolkata (Calcutta, Ấn Độ) trong khoảng thời gian từ năm 2003 tới năm 2005, các phân tích máy tính cho thấy, công tác tiêm phòng cho hơn 50 % dân số, đã có thể giúp ngăn chặn tới 36% các trường hợp nhiễm bệnh.

Các phân tích cho rằng, tốt nhất, các quốc gia nên chuẩn bị sẵn một kho dự trữ thuốc chủng ngừa bệnh dịch tả, cho phép tiêm chủng cho hơn 50% dân số trong khoảng thời gian 10 tuần. phản ứng chậm hơn 10 tuần, sẽ làm giảm hiệu quả ngừa bệnh của vắc xin, cũng như sẽ có nhiều người chết hơn.

Trong khi dự trữ toàn cầu hiện đang có đầy đủ lượng vắc xin ngừa bệnh sốt vàng da, nhưng lại không có đủ nguồn dự trữ của vắc xin ngừa bệnh dịch tả.

Tuy nhiên, Việt Nam, nơi mà bệnh dịch tả đã trở nên phổ biến trong thập kỷ qua, lại có kho dự trữ vắc xin ngừa bệnh dịch tả của riêng mình. Các quan chức y tế Việt Nam đã tiêm chủng mở rộng, thành công trong việc dập tắt ổ bệnh dịch tả tại Hà Nội, vào thời điểm giữa năm 2007 và 2008, một động thái dường như đã thành công trong việc ngăn ngừa bệnh dịch tả ở bất cứ khu vực nào, hiệu quả ngăn ngừa từ 5% cho tới 94 % các trường hợp có khả năng nhiễm bệnh, theo một báo cáo riêng biệt được đăng tải trên tạp chí PLoS Neglected Tropical Diseases.

Theo Tiến sĩ Đặng Đức Anh, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, ở Hà Nội và các đồng nghiệp, đã xác định: 54 người đã nhiễm bệnh dịch tả và 54 người khác thì không bị nhiễm bệnh. Những người chưa bị bệnh khi được tiêm phòng vắc xin, sẽ ít có khả năng nhiễm bệnh gấp 2 lần so với những người đã bị nhiễm bệnh.

Bệnh dịch tả lây lan qua nguồn nước uống, bị ô nhiễm bởi phân của người nhiễm bệnh. Hai nghiên cứu trên đã không tính toán đến con đường lây lan của bệnh, thông qua công tác tiêm phòng dân số, làm giảm ô nhiễm phân của nguồn cung cấp nước. Và cũng không tính toán đến "tính miễn dịch nhóm", tức là làm thế nào để bảo vệ những người chưa được chủng ngừa vắc xin phòng bệnh, trong khi những người khác, xung quanh họ được tiêm phòng vắc xin và không bị nhiễm bệnh, Ryan nói. "Vì những lý do này, các hiệu ứng chúng ta đang thấy trong 2 nghiên cứu trên, có thể thấp hơn những lợi ích thật sự của việc tiêm phòng vắc xin trên qui mô toàn cầu sẽ được triển khai trong thực tế", theo Nhà miễn dịch học, Edward Ryan.

Hồ Duy Bình ([email protected])
  • 1.653