Người lính tay không bắt gọn rắn hổ mang chúa

  •   36
  • 10.014

Với vài động tác đơn giản, người lính lục quân nhanh chóng áp chế con rắn kịch độc và chỉ mất một phút để tóm gọn nó trong tay.

Người lính mặc đồng phục rằn ri màu xanh của lục quân đụng độ rắn hổ mang chúa dài hơn 2 mét khi đang đi dọc một con đường đất. Anh đứng chống tay hai bên và nhìn chằm chằm con rắn độc, sau đó thay đổi tư thế bằng cách gập nhẹ gối và giấu tay trái sau lưng, đồng thời nhấc tay phải cao quá đầu và hạ xuống thấp dần phía trên con rắn.

Người lính đụng độ rắn hổ mang chúa dài hơn 2 mét khi đang đi dọc một con đường đất. 
Người lính đụng độ rắn hổ mang chúa dài hơn 2 mét khi đang đi dọc một con đường đất. 

Người lính điều chỉnh khoảng cách rồi bình tĩnh cúi người về trước. Con rắn hoàn toàn bất động khi anh đến gần hơn và chạm vào đầu nó. Cuối cùng, người lính ấn nhẹ đầu con rắn tới khi chạm đất và nhanh nhẹn tóm chặt nó trước khi đè lên thân rắn. Con rắn uốn mình giãy giụa tìm cách chạy trốn nhưng không thể thoát khỏi bàn tay của người lính.

Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới với chiều dài tối đa 7 mét. Chúng chủ yếu ăn thịt đồng loại và các loài rắn khác cùng động vật có xương sống nhỏ như thằn lằn, chuột. Lượng nọc độc tiết ra trong một lần cắn của chúng có thể gây tử vong cho 20 người lớn hoặc giết chết một con voi trưởng thành trong vòng vài giờ.

Cập nhật: 05/10/2019 Theo VNE
  • 36
  • 10.014