Theo công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, từ trước đến nay, hang động Vindia ở phía Bắc Croatia được coi là một trong những địa điểm có khả năng người Neanderthal và giống người hiện đại từng gặp gỡ và giao phối với nhau.
Người ta cho rằng có hôn phối hỗn hợp giữa họ, nhờ đó bộ gene của chúng ta được thừa hưởng một phần từ người Neanderthal. Nhưng giờ đây, một cuộc xác định niên đại bằng phóng xạ carbon chính xác hơn khiến các nhà khoa học nghi ngờ điều này.
Hang động Vindia ở phía Bắc Croatia.
Những di vật của người Neanderthal trong hang Vindia được tìm thấy vào năm 1974 dưới sự hướng dẫn của nhà cổ sinh học và nhà địa chất Mirko Malez (1924-1990). Các lớp trầm tích lâu đời nhất ở hang (G3 và G1) chỉ chứa xương cốt của người Neanderthal, trong lớp F có chứa xương của người Neanderthal và người Sapiens, còn trong nhiều lớp trầm tích hình thành muộn hơn chỉ toàn xương của người Sapiens.
Kiểm tra phóng xạ carbon gần đây cho thấy, trái với những quan niệm hiện tại, người Neanderthal và người hiện đại đã không gặp nhau, vì không trùng khớp về thời gian. Người Sapiens xuất hiện trong hang Vindia chỉ khoảng 8000 năm sau khi người Neanderhal ở đó đã biến mất.
Một phương pháp xác định chính xác hơn được nhóm nhà khảo cổ áp dụng dưới sự hướng dẫn của Thibaut Devièse và Thomas Higham, là lựa chọn vật liệu giám định. Nếu trước đó xác định nồng độ carbon-14 trong collagen xương, có thể dễ dàng bị nhiễm vi sinh vật từ môi trường và những ảnh hưởng bên ngoài khác thì bây giờ các nhà khoa học sử dụng hydroxyproline - chỉ một axit amin đặc thù đối với collagen. Đo nồng độ carbon-14 trong một axit amin riêng biệt khiến các nhà khoa học có thể để loại bỏ tác động của ô nhiễm từ môi trường.
Nhà khảo cổ học Thibault Devièse khẳng định rằng những dữ liệu di truyền hiển nhiên đó khẳng định rằng người Neanderthal và người hiện đại đã gặp nhau và giao phối với nhau, nhưng điều đó đã không xảy ra trong khu vực hang động Vindia ở phía Bắc Croatia, mà ở một nơi khác.