Nguồn gốc của các đồ tạo tác phong cách Pompeii

  •  
  • 663

Những đồ tạo tác thời La Mã cổ đại cách đây gần 2000 năm có sự tương đương với những gì còn lại phát hiện được ở Pompeii, Italy. Các nhà khoa học mới đây đã kiểm tra nguồn gốc của chúng tại Hội đồng công nghệ và khoa học. Họ hy vọng sẽ hiểu được nhiều hơn về di sản thế giới bằng cách khám phá liệu có phải những đồ tạo tác này được nhập khẩu từ miền nam Italy hay được chế tác sử dụng các kỹ thuật tương đương tại Anh.

Đồ tạo tác bằng đồng trong đó có những chiếc vại trộn rượu, bình và các vật dạng đĩa dùng trong nghi lễ được phát hiện tại Kent trong hai nơi mai táng của hai người La Mã có địa vị cao. Những cổ vật này đồng thời là những mẫu vật tốt nhất từng được nhìn thấy tại Anh. Cuộc khai quật trước đó tại một vùng gần với vùng A2 nơi những đồ vật này được tìm thấy do nhóm xây dựng Kỹ thuật dân sự Skanska thực hiện đã được dự đoán trước về các khám phá khảo cổ, nhưng kết quả thu được còn lớn hơn mong đợi. Niên đại của các cổ vật trải dài từ thời Đồ Đồng cho đến cuối thời Trung cổ.

Các khảo cổ học gia đã tiến hành so sánh các đồ tạo tác từ thế kỷ thứ nhất tại Kent với các đồ vật tại Pompeii, Italy. Dụng cụ ISIS sử dụng tia nơtron để phân tích cấu trúc tinh thể chi tiết của các đồ vật mà không cần phải lấy mẫu của chúng.

Chiếc bình La Mã cổ đại. (Ảnh: Courtesy Oxford Archaeology)

Dana Goodburn-Brown – một nhà bảo tồn kiêm chuyên gia kim loại cổ đại – đã phân tích các đồ tạo tác này cùng với tiến sĩ khảo cổ học Evelyne Godfrey để tìm hiểu chúng được chế tác như thế nào. Họ hy vọng rằng kết quả thí nghiệm sẽ trả lời rất nhiều câu hỏi về cách thức chế tác đồ vật, đồng thời mang đến nhiều thông tin hơn về nguồn gốc của chúng: ví dụ như các loại kim loại sử dụng trong công đoạn sản xuất, bằng cách nào đúc được kim loại, và các miếng kim loại được gắn với nhau như thế nào.

Dana Goodburn-Brown cho biết: “Thí nghiệm của chúng tôi sẽ hỗ trợ chúng tôi trong việc mô tả các hoạt động chế tác kim loại khác nhau từ thời La Mã cổ đại, và có lẽ chúng tôi sẽ nhận ra được sự khác biệt giữa các sản phẩm nhập khẩu từ Nam Italy cùng với các bản sao chất lượng cao do các thợ thủ công khéo léo tại địa phương sản xuất. Những đồ tạo tác này thể hiện giai đoạn biến đổi lớn tại Anh, chúng xuất hiện chỉ một thời gian ngắn sau khi người La Mã đặt chân lên quốc gia này. Chúng có thể cũng thể hiện việc những người địa phương tiếp nhận các hoạt động văn hóa từ những người mới đến”.

Tiến sĩ Andrew Taylor, giám đốc ISIS cho biết: “Bởi đây là những đồ vật hiếm có, mang giá trị cao, phân tích bằng nơtron có thể mang lại hiểu biết đáng ngạc nhiên. Nơtron là một cách hiệu quả để nghiên cứu các vật chất ở cấp độ phân tử, chúng sẽ mang lại cho chúng ta những kết quả độc nhất vô nhị mà chúng ta không thể dễ dàng có được bằng cách kỹ thuật khác. Các biện pháp kiểm tra cực kỳ tinh tế, không gây tổn hại nên vật thể sẽ không bị hủy hoại, chúng sẽ được trả lại cho bảo tàng trong tình trạng nguyên vẹn”.

"Tia nơtron mà chúng tôi có với ISIS là một công cụ nghiên cứu linh hoạt, chúng tôi luôn luôn mong muốn giúp đỡ các nhà khoa học trả lời nhiều câu hỏi thuộc nhiều lĩnh vực. Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi có thể áp dụng các phương pháp nghiên cứu này để phân tích các phần của máy bay, cũng như các xưởng phát điện khác, sử dụng chúng nhằm giúp các nhà khảo cổ học hiểu được cách thức sản xuất và buôn bán cổ vật”.

G2V Star (Theo ScienceDaily)
  • 663