Thử hệ thống mail mới của Microsoft và được Bill Gates cho 1.000 USD, gõ ngược số PIN thẻ ATM là có thể báo cảnh sát, cho mượn tài khoản để chuyển tiền rồi được chia hoa hồng hấp dẫn... là những chiêu bịp khiến nhiều người trở thành kẻ ngốc và thậm chí mất nhiều tiền bạc.
Nỗi lo máy tính bị các phần mềm độc hại tấn công luôn ám ảnh những người mà công việc và cuộc sống hàng ngày phụ thuộc nhiều vào PC. Người nhận được e-mail cảnh báo lo sợ virus lây lan nên tích cực chuyển tiếp thông điệp đó với hy vọng báo sớm cho mọi người. Bức thư bịp bợm cứ thế phát tán rộng không kém gì virus, và có lúc thậm chí làm ảnh hưởng tới tài nguyên máy chủ mail của nhiều cơ quan tổ chức.
Rất nhiều người sẽ không tiếc gì vài nghìn đồng hoặc vài USD ủng hộ một cô bé sắp chết vì ung thư, hay một cậu nhỏ đang sống khốn khổ cùng chứng động kinh. Trò lừa lạm dụng lòng tốt này vì thế được dịp phát tác. Hầu hết những bức thư kêu gọi giúp đỡ đều không quên dặn người nhận chuyển tiếp thư cho người khác. Nhiều cá nhân, tổ chức, bệnh viện ở các nước đã mắc lừa và chuyển những đồng tiền nhân nghĩa tới các địa chỉ không hề tồn tại.
Bức thông điệp phát đi với nội dung: "Tôi là Bill Gates. Công ty Microsoft chúng tôi đang thử nghiệm một chương trình theo dõi e-mail mới. Hãy giúp chúng tôi chuyển tiếp thông báo này tới bạn bè của anh/chị...". Bức thư hứa hẹn mỗi cá nhân tham gia sẽ được người giàu nhất hành tinh biếu 1.000 USD.
Trong hòm thư xuất hiện một e-mail thông báo người nhận mới trúng giải lớn trong một chương trình may mắn nào đó (đôi khi thông điệp lại mang nội dung cảnh báo người nhận đang có rắc rối về pháp lý) và hãy gọi điện ngay tới số 809 (mã vùng của khu vực Caribbean) để giải quyết. Nhiều người đã "mắc bẫy" và chịu mất cước phí tới 25 USD/phút điện thoại đường dài quốc tế. Một số "phiên bản" khác của trò này lấy số 242 (vùng quần đảo Bahamas), 284 (quần đảo Virgin thuộc Anh) hoặc 787 (thuộc Puerto Rico)
Trò bịp có nhiều biến thể khác nhau này còn được gọi là 419 theo mã số của một luật chống tội phạm lừa đảo ở quốc gia châu Phi nói trên. Nội dung e-mail gửi đi cho biết một quan chức tham nhũng ở Nigeria có rất nhiều tiền muốn chuyển nhờ qua tài khoản của người nhận thư và sẵn sàng chi một khoản hoa hồng "hấp dẫn". Một kiểu lừa khác là thông báo có một quan chức mới qua đời để lại gia sản lớn và nếu ai đó chịu khó bỏ ra trước một số tiền để giải quyết thủ tục thừa kế tài sản thì sẽ được chia phần rất hời. 419 thậm chí được nhiều người mỉa mai coi là một "ngành công nghiệp" ở Nigeria với giá trị lên tới 5 tỷ USD.
Lợi dụng sự lo lắng về sức khỏe của phái đẹp và yếu tố có "sự tư vấn của bác sĩ", những kẻ bịp bợm phát đi thông điệp nghe rất thuyết phục, mượn danh một phụ nữ mới đi dự hội thảo y tế để cảnh báo chất khử mùi cơ thể có thể gây ung thư vú. Sau này còn có một số trò lừa tương tự, lấy thuốc đánh răng và dầu gội đầu ra để dọa người tiêu dùng.
Giống như những biến cố hoặc thảm họa lớn khác...., sự kiện 11/9 ở Mỹ cũng bị những kẻ vô công rồi nghề lợi dụng để bịp bợm người khác. Bức ảnh "rởm" phát tán trên mạng và được rất nhiều người chuyển tiếp là hình một du khách đứng bên lan can tầng thượng tòa nhà Trung tâm thương mại thế giới World Trade Center ở New York, phía sau lưng anh ta là chiếc may bay định mệnh đang lao đến.
Đây là loại e-mail bịp bợm được phát tán nhiều nhất trên Internet trong những tháng cuối năm 2006, với nội dung liên quan đến cỗ máy rút tiền tự động mà người dân thành thị nhiều nước đã quen dùng hàng ngày. Thông điệp lừa đảo nói rằng trong máy ATM có một tính năng an ninh ẩn mà nhờ đó người sử dụng có thể bí mật báo cho cảnh sát các sự cố ở khu vực xung quanh, chỉ cần bằng cách nhập số PIN theo trình tự ngược lại.