Smartphone, sản phẩm do con người tạo ra để phục vụ cho nhu cầu chính đáng của bản thân nhưng với cách dùng không hợp lý, chúng ta tự biến mình thành nô lệ của chúng.
>>> Muốn hạnh phúc, hãy tắt điện thoại
"Nomophobia" là một thuật ngữ mô tả nỗi sợ hãi ngày càng gia tăng trên thế giới ngày nay, nỗi sợ khi không có thiết bị di động bên người. Tại các trường đại học, tỷ lệ sinh viên có các hành vi sau ngày càng gia tăng. Các biểu hiện của nỗi sợ này như:
Hội chứng nomophobia dường như xuất hiện ở hầu hết các quốc gia phát triển. Đây là từ viết tắt của "no-mobile-phone phobia", thuật ngữ này xuất phát từ một nghiên cứu vào năm 2010 của Bưu điện Anh.
Nghiên cứu của nhóm này cho thấy gần 53% người sử dụng điện thoại di động ở Anh có xu hướng lo lắng khi "làm mất điện thoại di động, hết pin, hết tiền hoặc nằm ngoài vùng phủ sóng". Khoảng 58% đàn ông và 47% phụ nữ cảm thấy sợ hãi khi điện thoại di động của họ tắt nguồn.
Trong các cuộc gặp gỡ, nhiều người vẫn mải mê nhìn vào màn hình điện thoại
Nghiên cứu trên được thực hiện đối với 2.163 tình nguyện viên. 55% số người trong cuộc khảo sát cho rằng, việc giữ liên lạc với bạn bè hoặc gia đình là nguyên nhân chính khiến họ cảm thấy vô cùng lo lắng khi không thể sử dụng điện thoại di động. Các mức độ căng thẳng gây ra bởi việc vắng smartphone tương đương như nỗi "hốt hoảng ngày cưới" và các buổi khám răng.
Tại Mỹ, chứng nghiện smartphone càng trở nên tồi tệ. Thống kê ở đây cho thấy:
Con người phải làm chủ công nghệ
Tim Elmore, tác giả bài viết về hội chứng nomophobia trên tờ Huffingtonpost cho biết, nguyên tắc của anh là không thể để thứ gì kiểm soát bản thân. "Tôi nhận ra rằng điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính và các công nghệ khác được áp dụng trong tương lai sẽ làm cho cuộc sống của tôi trở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tôi vẫn tự đặt ra cho mình một lời khuyên: Công nghệ chỉ là phụ tá, không phải một vị thánh để tôn sùng".