Đặc điểm rõ nhất của kẻ tiểu nhân, tâm cơ tư lợi chính là không quan tâm đến việc đúng sai, bất phân phải trái, mà chỉ muốn thu lợi cho mình.
Người quân tử hòa mà không đồng, kẻ tiểu nhân đồng mà không hòa.
Trong giao tiếp và đối nhân xử thế, người quân tử luôn lòng độ lượng bao dung mọi người, nhưng vẫn kiên trì giữ vững quan điểm và suy nghĩ của mình, không a dua phụ họa và hùa theo thế lực hắc ám. Trong khi đó kẻ tiểu nhân kết giao luôn cầu mưu lợi, dựa vào cường quyền, ôm lòng hại người lợi mình, nhìn bên ngoài tưởng chừng đoàn kết nhất trí, nhưng quay lưng lại liền ngấm ngầm công kích, triệt hạ đối phương.
Đặc điểm rõ nhất của kẻ tiểu nhân, tâm cơ tư lợi chính là không quan tâm đến việc đúng sai, bất phân phải trái, mà chỉ muốn thu lợi cho mình, thậm chí chà đạp lên lợi ích và danh dự của ngời khác. Kiểu người này luôn đeo một chiếc mặt nạ ngụy trang, giả vờ tốt với mọi người, để người khác thả lỏng phòng bị trước mình, rồi nhân cơ hội trục lợi cho mình.
Càng tư lợi, càng hại thân. Càng tranh đoạt, càng hại mình. Người quân tử sẽ không dựa dẫm vào người khác, xu nịnh quyền thế. Họ không dễ đồng ý với người khác, luôn có chính kiến của bản thân, sẵn sàng tương trợ người gặp nạn, đây là ý nghĩa của sự hòa hợp nhưng khác biệt, làm nên một cốt cách quý giá.
Những đặc điểm của kẻ tiểu nhân
1. Trước mặt bạn, kẻ tiểu nhân sẽ nói bạn hay, chê người kia dở nhưng trước mặt người kia, bạn là kẻ chẳng ra gì, thậm chí còn gây ra những tranh cãi và mâu thuẫn khó có thể hàn gắn.
2. Với những người không có giá trị lợi dụng, họ chắc chắn sẽ không bao giờ nghĩ đến việc gần gũi, kết thân.
3. Nếu trong công việc mắc sai lầm hoặc hành động, kẻ tiểu nhân sẽ một mực không thừa nhận mà tìm một người thế thân gánh nạn.
4. Bạn khổ nhọc làm động, làm việc, trong khi đó những kẻ tiểu nhân chỉ đứng một chỗ, đợi sẵn để hái quả ngọt.
5. Thích bịa đặt dựng chuyện, gây bất lợi cho người khác, bôi nhọ đối thủ, nâng cao bản thân.