Thế giới sửng sốt trước hệ thống thuỷ lợi hơn 2.200 năm tuổi của Trung Quốc

Hệ thống thuỷ lợi từ thời nhà Tần nhưng vẫn hoạt động tốt, vừa ngăn lũ vừa tưới tiêu đầy ngoạn mục
  •  
  • 325

Nhờ hệ thống thủy lợi Đô Giang Yển 2.280 năm tuổi, đồng bằng Thành Đô ở phía tây nam Trung Quốc đã tránh được lũ lụt trong đợt mưa lớn gần đây.

Hệ thống thuỷ lợi Đô Giang Yển tại tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc, đã ngăn chặn lũ lụt một cách hiệu quả ở đồng bằng Thành Đô trong đợt mưa lớn gần đây. Hệ thống này được xây dựng cách đây hơn 2.280 năm trên sông Mân Giang, với vai trò là dự án vừa tưới tiêu vừa kiểm soát lũ lụt.

Công trình này được xây dựng từ năm 256 TCN dưới thời nhà Tần. Đây được coi là một công trình lịch sử, kỳ quan kỹ thuật cổ đại còn tồn tại đến ngày nay và hiện cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc.

Hình ảnh hệ thống thuỷ lợi Đô Giang Yển nhìn từ trên cao.
Hình ảnh hệ thống thuỷ lợi Đô Giang Yển nhìn từ trên cao.

Trong thời kỳ xây dựng, Lý Băng, một khâm sai của nhà Tần đã là người giám sát chính của dự án. Ông và nhóm xây dựng đã thực hiện việc phân chia dòng nước thay vì chỉ xây dựng một con đập trị thuỷ.

Hệ thống thuỷ lợi Đô Giang Yển nằm giữa bồn địa Tứ Xuyên và cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng, hoạt động nhờ dẫn và chia dòng nước đổ từ thượng nguồn sông Mân Giang. Công trình này sử dụng một loạt kênh đào và đập nước để làm nước chảy chậm lại khi đến vùng đồng bằng Thành Đô. Theo đó, hệ thống này giúp ngăn chặn lũ lụt chảy về các khu vực lân cận.

Công trình hơn 2.200 năm này được chia thành 3 phần chính và có vai trò riêng: Miệng Cá, Phi Sa Yến và Bảo Bình Khẩu.

Rào chắn đầu tiên của sông Mân Giang là Miệng Cá, được xây dựng ở khúc quanh của con sông, nơi nước dâng cao được chia rẽ thành 2 phía bên trong và bên ngoài bằng các con đê. Kênh thoát lũ phía bên ngoài và kênh bên trong chảy vào đồng bằng Thành Đô qua Bảo Bình Khẩu.

Công trình này được xây dựng từ năm 256 TCN dưới thời nhà Tần.
Công trình này được xây dựng từ năm 256 TCN dưới thời nhà Tần.

Dòng nước chảy qua Miệng Cá không có áp lực lớn nhưng vẫn mang theo nhiều cát. Đó là lúc Phi Sa Yến phát huy tác dụng. Con đập này có lỗ mở nối dòng nước bên ngoài và bên trong, cho phép dòng chảy xoáy đẩy lượng nước dư thừa. Hàng năm, các công nhân sẽ làm sạch lòng sông và giúp ngăn chặn hiệu quả tình trạng phù sa tích tụ khiến bờ sông có thể bị vỡ.

Bảo Bình Khẩu nằm ở núi Ngọc Lôi. Ở đây, Lý Băng và nhóm xây dựng của ông phải mấy đến 8 năm mới đục được bức tường đá có chiều rộng không đổi suốt 1 nghìn năm. Bảo Bình Khẩu đóng vai trò chuyển hướng và tưới nước cho đồng bằng Thành Đô.

Nếu một lượng nước lớn được Bảo Bình Khẩu chặn lại trong thời kỳ lũ lụt, mực nước sẽ dâng cao. Khi mực nước vượt quá mức nhất định, kênh thoát nước phía sau đập Phi Sa Yến sẽ được xả ra sông bên ngoài để thực hiện quá trình xả lũ thứ cấp.


Hệ thống thuỷ lợi Đô Giang Yển hỗ trợ hoạt động tưới tiêu và thoát nước cho 7 thành phố ở Tứ Xuyên.

Dự án này cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc hỗ trợ hoạt động tưới tiêu cho một khu vực rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dẫn nước và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nước trong khu vực. Với diện tích tưới tiêu là 775.000 ha, hệ thống thuỷ lợi Đô Giang Yển hỗ trợ hoạt động tưới tiêu và thoát nước cho 7 thành phố ở tỉnh Tứ Xuyên.

Trong những năm gần đây, hệ thống tưới tiêu hơn 2.200 năm tuổi này đã áp dụng các công nghệ thông minh để giám sát gần 1.000 điểm trên diện tích tưới trải rộng, từ đó có thể điều phối hoạt động trong 1 hệ thống. Ngoài ra, hệ thống Đô Giang Yển còn có đóng góp rất lớn trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trên khắp Trung Quốc.

Cập nhật: 10/08/2024 nhipsongthitruong
  • 325