Tôm hùm, bướm và nhện có chung tổ tiên với nhau

  •  
  • 1.141

Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra hóa thạch của loài sinh vật được cho là tổ tiên chung của bướm, nhện và tôm hùm.

Phát hiện mới tôm hùm, bướm và nhện có chung tổ tiên với nhau

Bướm bay lượn trong không trung, tôm hùm bơi dưới nước và nhện sinh sống trên mặt đất. Ba loài sinh vật tưởng chừng như không liên quan gì tới nhau này thực tế lại có chung một gốc gác. Mới đây, hóa thạch tổ tiên chung của cả 3 loài đã được phát hiện và đặt tên là Yawunik kootenayi.

Tôm hùm, bướm và nhện có chung tổ tiên với nhau

Yawunik kootenayi là một sinh vật sống dưới biển có niên đại khoảng 508 triệu năm về trước. Điều đó cũng có nghĩa chúng xuất hiện trên Trái đất trước khi cá thể khủng long đầu tiên cất tiếng khóc chào đời 250 triệu năm.

Tôm hùm, bướm và nhện có chung tổ tiên với nhau

Qua nghiên cứu ban đầu, các chuyên gia thấy rằng Yawunik kootenayi là tổ tiên của các động vật chân khớp. Chúng sở hữu râu như bọ cánh cứng và tôm, 4 mắt chia thành 2 đôi, có khả năng di chuyển bằng các chân trước khi bơi và giấu mình dưới lớp vỏ cứng khi bị tấn công.

Đồng thời, sinh vật biển này có hàm răng khỏe giúp chúng đánh chén con mồi. Theo dự đoán, Yawunik cũng là tổ tiên xa xưa của các loài bướm hiện nay.

Tôm hùm, bướm và nhện có chung tổ tiên với nhau
Bướm, nhện và tôm hùm đều là con cháu của Yawunik kootenayi?

Hóa thạch của Yawunik kootenayi được tìm thấy bởi một nhóm nghiên cứu cổ sinh vật học thuộc ĐH Toronto tại địa điểm khảo cổ Canyon Marble. Bản thân cái tên của chúng cũng được đặt dựa theo tên một bộ tộc địa phương Kootenay. Ngoài ra, phần tên Yawunik trong văn hóa ở đây ám chỉ một sinh vật ăn thịt khổng lồ vô cùng đáng sợ trong truyền thuyết.

Chia sẻ thêm về phát hiện này, giáo sư Jean-Bernard Caron thuộc đoàn nghiên cứu cho biết: “Yawunik kootenayi là một phát hiện vô cùng quan trọng, nắm giữ vị trí then chốt trong chuỗi thức ăn và có ảnh hưởng lớn tới hệ sinh thái cổ xưa”.

Theo Trí Thức Trẻ
  • 1.141