Video: Thế giới báo động nạn ô nhiễm ánh sáng

  •   3,33
  • 3.107

Ở Paris, Pháp, vào cuối thế kỷ 18, người ta chỉ thắp sáng có nửa số đèn đường của thành phố vào mỗi đêm Trăng rằm. Việc này diễn ra do những lý do kinh tế thay vì môi trường.

Ở thời hiện đại, ô nhiễm ánh sáng đã trở thành một vấn đề lớn. Ngay khi màn đêm buông xuống, các khu đô thị sáng rực trong thứ ánh sáng nhân tạo halogen với cường độ ánh sáng mạnh đến mức làm lu mờ cả các ngôi sao trên trời.

Hiện tượng này đã tăng mạnh trong 20 năm qua. Giờ đây, nếu đứng ngoài không gian, người ta có thể nhìn thấy rõ phần lớn Trái Đất ngay cả trong đêm tối.

Ô nhiễm ánh sáng mang tới nhiều vấn đề. Ánh sáng nhân tạo phát ra từ các đô thị thu hút hàng triệu côn trùng, ngăn không cho chúng cung cấp nguồn thức ăn cho các loài chim và như thế đã phá vỡ chuỗi thức ăn tự nhiên.

Con người cũng là nạn nhân của ô nhiễm ánh sáng.
Con người cũng là nạn nhân của ô nhiễm ánh sáng.

Ánh sáng cũng làm những con chim di cư mất phương hướng, bởi chúng dò đường bằng cách bay theo ánh sáng của những ngôi sao.

Ánh sáng nhân tạo còn phá vỡ nhịp sống sinh học của nhiều loài cây, không những thế, do được chiếu sáng vào ban đêm nên nhiều loài cây có xu hướng rụng lá.

Con người cũng là nạn nhân của ô nhiễm ánh sáng khi phải gánh chịu nhiều ảnh hưởng từ các vấn đề liên quan tới giấc ngủ cho tới khả năng tập trung.

Một số cuộc khảo sát đã cho thấy người thường xuyên bị ánh sáng nhân tạo cường độ mạnh chiếu vào cơ thể trong thời gian dài dễ bị ung thư.

Đó là chưa kể tới việc chiếu sáng lên trời vào ban đêm hoặc vào mặt ngoài của các tòa nhà gây lãng phí rất nhiều năng lượng.

Cập nhật: 30/09/2016 Theo Vietnam+
  • 3,33
  • 3.107