14 cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại

  •   49
  • 22.566

Nhiều cây cổ thụ có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh loài người, sống sót sau nhiều biến đổi địa chất và khí hậu trên Trái Đất.

Cây dương pando
Cây dương Pando (khoảng 80.000 năm tuổi)
: Thoạt nhìn, cây dương lá rung có tên gọi Pando ở Utah, Mỹ trông giống như một cánh rừng. Trên thực tế, cánh rừng này chỉ có một cây duy nhất với niên đại lên tới 80.000 năm tuổi và nối liền với hơn 40.000 gốc. Theo USDA, cây dương Pando là một trong những cây cổ và lớn nhất thế giới. Toàn bộ khu rừng rộng tới hơn 43 ha đều là những cây con mọc ra từ một cây mẹ duy nhất. Chúng được nối liền với nhau bằng bộ rễ cây dày đặc trong lòng đất. Tuổi thọ của mỗi thân cây này là khoảng 130 năm. Đặc biệt, mỗi cây con là một bản sao giống hệt nhau, nếu có một cây chết đi, rễ của chúng sẽ tiếp tục tái tạo thành cây mới ở vị trí gần đó.

Cây Jurupa Oak
Cây Jurupa Oak (13.000 năm tuổi):
Jurupa Oak là cây thuộc họ cây sồi lâu đời nhất trên thế giới được tìm thấy ở dãy núi Jurupa ở Crestmore Heights, quận Riverside, California, Mỹ. Các nhà khoa học ước tính rằng nó đã tồn tại ít nhất 13.000 năm, nhưng có lẽ thực chất nó còn già nua hơn. Jurupa Oak được phát hiện lần đầu tiên bởi nhà thực vật học Mirch Provance vào những năm 1990. Nó phát triển thành quần thể như vậy chỉ khi xảy ra cháy rừng và các cành bị đốt của nó mọc ra chồi mới. Cây sồi có khoảng 70 cụm thân trong một bụi có diện tích 25x8 m và chiều cao 1m. Nó là cây duy nhất sống ở khu vực có khí hậu khô hơn nhiều và độ cao thấp hơn so với nơi cây sồi Palmer cùng loại thường phát triển. Vào ngày 16/12/2021, Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings.org) chính thức công bố Jurupa Oak là "Cây sồi loại Palmer lâu đời nhất thế giới".

Cây Old Tjikko
Cây Old Tjikko (9.550 năm tuổi)
: Cây Old Tjikko mọc trên núi Fulufjället của tỉnh Dalarna của Thụy Điển là một cây vân sam Na Uy đã sống 9.550 năm dù nó chỉ cao chưa đầy 5m. Theo các nhà khoa học, cây Old Tjikko hiện vẫn đang phát triển. Họ đã dùng phương pháp đồng vị carbon để xác định tuổi của hệ rễ cây. Thân cây chính được ước tính là chỉ một vài trăm tuổi, nhưng cây này đã sống sót lâu hơn nữa do nó đã áp dụng phương pháp nhân bản vô tính. Cụ thể là nó đã giâm cành rơi xuống đất và bén rễ, hoặc giâm rễ mà từ đó một thân mới sẽ mọc lên. Trước khi nhà địa chất Leif Kullman phát hiện ra vào năm 2004, cây Old Tjikko vẫn sống vô danh. Sau đó, ông đã đặt tên cho nó theo tên chú chó đã qua đời của mình.

Cây bách cổ thụ Gran Abuelo
Cây bách cổ thụ Gran Abuelo:
Cây bách cổ thụ này được tìm thấy trong Vườn quốc gia Alerce Costero ở Chile, được cho là cây gỗ lâu đời nhất thế giới còn sống. Ban đầu loài cây này được xác định có niên đại là 3.464 tuổi, nhưng các nhà thực vật học mới đây đã xác định và khẳng định cây gỗ này có tuổi thọ là 5.484 tuổi. Đây là loài thực vật hạt trần, họ cây bách cao tới 60 mét, loài cây này vốn phát triển rất chậm. Mặc dù đã tổn tại và phát triển hàng nghìn năm nhưng các nhà khoa học cho rằng, tương lai của cây Gran Abuelo vẫn còn là một ẩn số. Sự biến đổi khí hậu, những đợt hạn hán kéo dài hàng chục năm đang dần làm hư hại thân cây cổ hùng vĩ Gran Abuelo. Đồng thời, ngày càng có nhiều khách du lịch tới để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây bách cổ thụ này là nguyên nhân gây tổn hại tới tuổi thọ của nó.

Cây thông Methuselah mọc trên dãy núi White, California, Mỹ
Theo Mother Nature Network, cây thông Methuselah mọc trên dãy núi White, California, Mỹ, được biết đến là cây lâu đời nhất thế giới, với tuổi thọ khoảng 4.841 năm. Vị trí chính xác của cây được giữ bí mật để tránh sự xâm phạm của người dân. (Ảnh: Rick Goldwasser).

Cây Sarv-e Abarqu, hay Zoroastrian Sarv, cây có độ tuổi ít nhất là 4.000 năm tuổi
Cây Sarv-e Abarqu, hay Zoroastrian Sarv, là một cây bách ở tỉnh Yazd, Iran. Cây có độ tuổi ít nhất là 4.000 năm tuổi, rất gần với thời điểm hình thành nền văn minh của loài người. Cây Sarv-e Abarqu được xem là một di tích quốc gia ở Iran, đồng thời là sinh vật sống lâu đời nhất ở châu Á. (Ảnh: Ninara.)

Cây thủy tùng mọc tại nhà thờ nhỏ, thuộc ngôi làng Llangernyw, phía bắc xứ Wales. Cây có độ tuổi khoảng 4.000 năm.
Đây là cây thủy tùng mọc tại nhà thờ nhỏ, thuộc ngôi làng Llangernyw, phía bắc xứ Wales. Cây có độ tuổi khoảng 4.000 năm, xuất hiện từ thời kỳ Đồ đồng và đến nay vẫn tiếp tục phát triển. Năm 2002, nhân dịp lễ kỷ niệm 50 năm ngày lên ngôi của Nữ hoàng Elizabeth II, cây thủy tùng nói trên được phong danh hiệu là một trong 50 cây cổ thụ vĩ đại nhất nước Anh. (Ảnh: Emgaol.)

Alerce là tên gọi chung cho loài cây Fitzroya cupressoides có chiều cao chót vót xuất xứ từ vùng núi Andes
Alerce là tên gọi chung cho loài cây Fitzroya cupressoides có chiều cao chót vót xuất xứ từ vùng núi Andes. Các nhà nghiên cứu gần như không tìm ra cách nào xác định loài cây này có thể sống được bao nhiêu năm, vì đa số chúng bị đốn hạ để lấy gỗ trong thế kỷ 19 và 20. Nhiều nhà thực vật học tin Alerce là loài cây sống lâu thứ nhì trên Trái Đất, sau cây thông Bristlecone ở Bắc Mỹ. cây Alerce sống lâu nhất từng được biết đến có tuổi thọ khoảng 3.640 năm. (Ảnh: Wikimedia Commons.)

Cây Senator mọc ở bang Florida là cây bách lớn nhất tại Mỹ. Các chuyên gia ước tính cây cổ thụ này khoảng 3.500 năm tuổi.
Cây Senator mọc ở bang Florida là cây bách lớn nhất tại Mỹ. Các chuyên gia ước tính cây cổ thụ này khoảng 3.500 năm tuổi. (Ảnh: Wikimedia.)

Cây Patriarca da Floresta, thuộc loài Cariniana legalis, mọc ở Brazil ước tính khoảng 3.000 năm tuổi.
Cây Patriarca da Floresta, thuộc loài Cariniana legalis, mọc ở Brazil ước tính khoảng 3.000 năm tuổi. Dù cây cổ thụ này được coi là vật linh thiêng, các cây cùng loài đang bị đe dọa nghiêm trọng vì nạn phá rừng tại Brazil, Colombia và Venezuela. (Ảnh: Bocaberta.)

Cây ô-liu Vouves mọc trên đảo Crete, Hy Lạp là một trong 7 cây ô-liu có tuổi thọ lớn nhất Địa Trung Hải. Theo ước tính của các nhà khoa học, cây hơn 3.000 năm tuổi
Cây ô-liu Vouves mọc trên đảo Crete, Hy Lạp là một trong 7 cây ô-liu có tuổi thọ lớn nhất Địa Trung Hải. Theo ước tính của các nhà khoa học, cây hơn 3.000 năm tuổi nhưng hiện tại vẫn sống khỏe mạnh, chống chịu hạn hán, sâu bệnh và chịu lửa. (Ảnh: Camel Jane Doak.)

Cây Jōmon Sugi mọc ở Yakushima, Nhật Bản là cây thông liễu lâu đời nhất và lớn nhất trên đảo.
Cây Jōmon Sugi mọc ở Yakushima, Nhật Bản là cây thông liễu lâu đời nhất và lớn nhất trên đảo. Theo uớc tính, cây Jōmon Sugi xuất hiện trên Trái Đất ít nhất 2.000 năm trước. Một số chuyên gia tin cây này có tuổi thọ hơn 5.000 năm tuổi, là cây sống lâu đời nhất thế giới. (Ảnh: Wikimedia Commons.)

General Sherman là cây củ tùng tại Vườn Quốc gia Sequoia, California, Mỹ, có tuổi thọ khoảng 2.500 năm tuổi.
General Sherman là cây củ tùng tại Vườn Quốc gia Sequoia, California, Mỹ, có tuổi thọ khoảng 2.500 năm tuổi. Cành lớn nhất của cây bị gãy năm 2006, làm vỡ một phần hàng rào bao bọc và làm lõm vỉa hè đi bộ xung quanh. (Ảnh: Wikimedia Commons).

Cây hạt dẻ lớn nhất và lâu đời nhất thế giới mọc trên ngọn núi lửa Etna, Sicily, Italy. Độ tuổi của cây ước tính khoảng 2.000 - 4.000 năm.
Cây hạt dẻ lớn nhất và lâu đời nhất thế giới mọc trên ngọn núi lửa Etna, Sicily, Italy. Độ tuổi của cây ước tính khoảng 2.000 - 4.000 năm. Cây hạt dẻ này được ghi vào Sách kỷ lục Guinness là cây có chu vi lớn nhất thế giới, bằng 58 m. (Ảnh: LuckyLisp).

Cập nhật: 09/12/2022 Tổng Hợp
  • 49
  • 22.566