11 bí mật chưa kể về "thủy quái" vùng Caribe

  •  
  • 2.232

Axolotl, loài lưỡng cư chỉ có ở Mexico, có thể tái tạo hầu hết bộ phận trên cơ thể, từ tay chân đến mắt, thậm chí cả các bộ phận của não.

Kỳ nhông Axolotl là gì?

Kỳ nhông (kỳ giông) Mexico (Axolotl), còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là loài lưỡng cư chỉ còn được tìm thấy ở hai hồ Xochimilco và Chalco, gần thành phố Mexico và gần như tuyệt chủng.

Kỳ nhông Axolotl
Kỳ nhông Axolotl.

Mặc dù rất hiếm, nhưng vẻ ngoài cực kỳ dễ thương của kỳ nhông Mexico đã khiến nó trở thành một trong những loài lưỡng cư nổi tiếng nhất thế giới.

Nó là nguồn cảm hứng tạo ra các nhân vật trong các tập truyện Pokemon lừng danh thế giới của Nhật và trong các trò chơi điện tử Animal Crossing, Minecraft và thậm chí còn xuất hiện trong Google Doodle.

Kỳ nhông Mexico được yêu thích đến nỗi nó là loài lưỡng cư quốc gia của Mexico và xuất hiện trên tờ 50 peso phát hành vào năm 2021.

Với khuôn mặt nhỏ nhắn vui vẻ và mang xếp nếp, Axolotl giống như phiên bản lưỡng cư của một "chú cún con". Sự dễ thương này là do Axolotl lớn lên không đúng cách theo đúng nghĩa đen.

Hầu hết các loài kỳ nhông đều trải qua quá trình biến đổi từ dạng ấu trùng hoàn toàn sống dưới nước sang dạng trưởng thành chủ yếu sống trên cạn.

Tuy nhiên, Axolotl là một trong những loài kỳ nhông không phát triển như vậy. Thay vào đó, nó giữ lại tất cả các đặc điểm của ấu trùng - mang ngoài và vây dọc lưng - và vẫn hoàn toàn sống dưới nước, nhưng có thể sinh sản. Điều này được gọi là paedomorphosis hoặc neoteny, là sự phát sinh gene liên quan đến việc con trưởng thành vẫn lưu giữ các đặc tính vị thành niên.

Chúng ta hãy cùng khám phá một số điều bí ẩn của Axolotl dưới đây:

1. Axolotl có nghĩa là “chó nước’

Axolotl có nghĩa là “chó nước’

Axolotl có tên khoa học là Turritopsis Nutricula. Cái tên Axolotl xuất phát từ tiếng Mexico, atl nghĩa là “nước”, xolotl nghĩa là “con chó”.

Cái tên Axolotl có nghĩa là “chó nước”. Với hình thù kỳ lạ và đặc tính của Axolotl, người ta coi Axolotl như thú cưng nuôi làm cảnh trong nhà.

2. Hiếm có con Axolotl màu trắng

Axolotl thường có màu nâu pha xanh hoặc màu đen, rất hiếm có con màu trắng. Con màu trắng được gọi là “leucistic”, là sản phẩm lai với con đực đột biến gen được nhập từ Pháp vào năm 1803.

Con đen lớn lên có mắt xanh, khác với con trắng thường có mắt đỏ.

3. Đầu có lông không nhìn thấy

Đầu có lông không nhìn thấy

Đầu của Axolotl thường có lông nhưng rất nhỏ và ngắn nên khó nhìn thấy được. Nó cũng có gai mềm có tác dụng trao đổi chất và giúp chúng di chuyển.

4. Axolotl không còn trong tự nhiên

Axolotl không còn trong tự nhiên

Bạn có thể thấy Axolotl trong các thủy cung và phòng thí nghiệm khắp thế giới nhưng không thể thấy nó trong thế giới tự nhiên.

Nó chỉ còn sống trong hồ Xochimilco, Mexico. Axolotl rất dễ nuôi, nó có thể ăn cá nhỏ, giun và bất cứ thứ gì gần miệng nó.

5. Axolotl đang có nguy cơ tuyệt chủng

Axolotl đang có nguy cơ tuyệt chủng

Do ô nhiễm, mất môi trường sống, bị các loài động vật dưới nước khác xâm lấn mà Axolotl ngày càng có nguy cơ tuyệt chủng dù chúng có đặc tính “cải lão hoàn đồng” mọc lại các bộ phận cơ thể.

Để bảo tồn Axolotl, các nhà khoa học đã dựng lên chỗ ở cho chúng bằng đám sậy và đá. Nhưng số lượng Axolotl vẫn tiếp tục giảm.

Cuộc khảo sát năm 1998 thống kê được còn khoảng 6.000 con Axolotl hoang dã, đến nay rất hiếm khi các nhà khoa học tìm thấy chúng.

Đến năm 2014, các nhà sinh vật học không tìm thấy con nào nữa. Có lẽ chúng đã bị tuyệt chủng trong thế giới tự nhiên, chỉ còn sống trong các bể nhân tạo.

6. Có thể ăn thịt Axolotl

Khi Axolotl chưa có nguy cơ tuyệt chủng, người Mexico hay ăn thịt chúng với ngũ cốc. Có người mô tả rằng, ăn thịt nó mùi vị giống như thịt cá chình.

Hiện nay, để được nếm món sứa đặc biệt này bạn phải đến Nhật Bản. Ở tỉnh Osaka có một nhà hàng chuyên phục vụ các món chế biến từ con Axolotl, nhất là món Axolotl nướng giòn. Ăn nó có mùi vị như thịt cá trắng nhưng hơi lạo xạo.

7. Truyện thần thoại về Axolotl

Truyện thần thoại về Axolotl

Trong thần thoại của Mexico, Axolotl là vị thần đầu chó hiện thân cho cái ác, dẫn lối các linh hồn người chết đến cõi âm.

Một số câu chuyện đã được biến đổi, gán ghép với những chuyện có thật đã xảy ra. Nhưng người ta tin rằng vị thần đầu chó đã biến thành con Axolotl để lẩn trốn.

Loài sứa như con kỳ nhông này đã bị mắc ở hồ nước Xochimilco, không thể biến đổi lên cạn được.

8. Axolotl như loài ấu trùng

Axolotl như loài ấu trùng

Ấu trùng là sinh vật đến tuổi trưởng thành vẫn không biến đổi đặc tính. Một số ít trường hợp, chúng bộc lộ các đặc điểm thuở niên thiếu ở tuổi đã trưởng thành. Axolotl là một ví dụ điển hình về ấu trùng.

Chúng to lớn lên nhưng không bao giờ trưởng thành. Không giống nòng nọc và các động vật tương tự, chúng bám bằng gai, sống trong nước dù phổi rất phát triển.

9. Axolotl bị kích trưởng thành

Axolotl bị kích trưởng thành

Một nhà khoa học đã kích Axolotl trưởng thành bằng cách không cho nó sống dưới nước nữa. Điều này làm hormone bị dồn đẩy tăng cao hơn dẫn đến tăng trưởng bất ngờ. Axolotl trở nên sống giống nòng nọc hơn nhưng đòi hỏi phải tiếp tục nuôi riêng.

Axolotl có thể thay đổi tập quán sống, nhưng các nhà sinh vật học khuyến cáo không nên làm thế để bảo tồn chúng.

10. Phép “cải lão hoàn đồng” của Axolotl

Axolotl có khả năng mọc thay thế các bộ phận, như các chi, xương sống, kể cả não mà không để lại sẹo, như là có phép “cải lão hoàn đồng”. 

Bạn có thể cắt dây thần kinh sống lưng, cắt chân sau chân trước của nó đi, nó lại mọc ra bộ phận khác thay thế một cách hoàn hảo, không để lại dấu vết gì. Bạn có cắt đi cả 100 lần nó vẫn mọc trở lại như vậy.

Các nhà khoa học đã từng thử cấy ghép thành công bộ phận của con Axolotl này lên con Axolotl kia.

11. Khoa học tìm cách giải mã phép “cải lão hoàn đồng” của Axolotl

Năm 2012, Viện Nghiên cứu Sinh học Salk đã công bố 2 công trình nghiên cứu về khả năng tái tạo bộ phận của Axolotl với hy vọng có thể tìm ra cơ chế gì đó áp dụng được cho con người.

Song kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình tái tạo bộ phận của Axolotl phức tạp hơn các nhà khoa học tưởng. Họ e rằng con người không đủ gen cần thiết cho quá trình tái tạo bộ phận.

Họ vẫn tiếp tục nghiên cứu với hy vọng tương lai sẽ mở ra hướng điều trị mới nào đó cho người cần thay thế bộ phận cơ thể.

Cập nhật: 22/08/2024 Theo Soha/Tuổi Trẻ
  • 2.232