Các hòn đảo nằm gần Nam Cực của New Zealand

Di sản thiên nhiên thế giới
  •  
  • 793

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Các hòn đảo nằm gần Nam Cực của New Zealand là Di sản thiên nhiên thế giới năm 1998.

Các hòn đảo nằm gần Nam Cực của New Zealand gồm 5 nhóm đảo và quần đảo hầu hết nằm ở gần phía phía đông nam của lục địa ngầm dưới đáy biển New Zealand

Các hòn đảo nằm gần Nam Cực của New Zealand gồm 5 nhóm đảo và quần đảo hầu hết nằm ở gần phía phía đông nam của lục địa ngầm dưới đáy biển New Zealand, khu vực này bị chia tách khỏi nước Úc từ khoảng 60 tới 85 triệu năm trước. Các hòn đảo chính trong danh mục được công nhận di sản gồm: Quần đảo Antipodes; Quần đảo Auckland; Quần đảo Bounty; Nhóm đảo Campbell; Quần đảo Snares.

Quần đảo Antipodes

Quần đảo Antipodes vốn là đảo núi lửa khắc nghiệt nhất tại vùng biển gần Nam Cực.

Quần đảo Antipodes gồm đảo chính là đảo Antipodes, ngoài ra còn có các đảo Bollons, đảo Archway, đảo Windward, đảo Orde Lees, đảo Leeward.... Quần đảo Antipodes vốn là đảo núi lửa khắc nghiệt nhất tại vùng biển gần Nam Cực. Tổng diện tích nhóm đảo này khoảng 20 km2. Về mặt sinh thái, nhóm đảo này là một phần của vùng sinh thái Nam Đại Dương. Nơi đây chịu sự quản lý rất nghiêm ngặt về các hoạt động du lịch. Gần như không có khách thăm quan du lịch ở đây trừ rất ít những đoàn của các nhà khoa học.

Một vài nhà sinh vật học đang trong chuyến nghiên cứu, thực địa tại đảo
Một vài nhà sinh vật học đang trong chuyến nghiên cứu, thực địa tại đảo

Quần đảo Auckland

Là một quần đảo nằm trong khu vực hẻo lánh nhất của New Zealand, quần đảo này gồm 7 hòn đảo nhỏ với diện tích khoảng 625 km 2. Trong số đó, đảo Auckland là đảo chính, có diện tích đất khoảng 510 km2, với chiều dài khoảng 42 km. Điều đáng chú ý tại hòn đảo này là các vách đá dựng dứng và địa hình vô cùng gồ ghề có nơi cao tới 600 mét. Hòn đảo cũng sở hữu nhiều đỉnh núi cao và các hang động lớn. Phía nam hòn đảo này có một vịnh hẹp chia tách đảo chính với các đảo còn lại. Hầu hết các đảo tại đây được hình thành từ các ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động, do vậy tầng địa chất tại đảo cũng khá đặc biệt với các lớp đá macma có niên đại tới 15-25 triệu năm tuổi, một số ít đá granit và hóa thạch trầm tích từ khoảng 100 triệu năm trước.

Đảo Auckland là đảo chính

Được hình thành từ những ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động do đó tầng địa chất ở đây vô cùng đặc biệt.
Được hình thành từ những ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động do đó tầng địa chất ở đây vô cùng đặc biệt.

Quần đảo Bounty

Là một nhóm đảo gồm 13 đảo đá granit và đảo đá nhỏ có diện tích 135 ha nằm ở phía nam Thái Bình Dương. Thuyền trưởng William Bligh là người đã phát hiện ra quần đảo này khi ông cùng thủy thủ đòan đi từ Spothead tới Tahiti năm 1788. Trong suốt thế kỷ 19, khu vực này là nơi săn bắn động vật chân màng cực kỳ nổi tiếng. Tuy nhiên đến nay, hoạt động săn bắn này đã không còn được phép thực hiện. Về mặt sinh thái, quần đảo là ngôi nhà của nhiều loài chim biển, trong đó có những loài quý hiếm như: Chim cánh cụt mào đứng; Hải âu Salvin; Cốc biển... Hệ thực vật trên đảo cũng tương đối đa dạng với nhiều loài thảo dược đặc hữu của New Zealand.

Quần đảo Bounty

Trong suốt thế kỷ 19 hòn đảo này là nơi săn bắn động vật chân màng nổi tiếng
Trong suốt thế kỷ 19 hòn đảo này là nơi săn bắn động vật chân màng nổi tiếng

Nhóm đảo Campbell

Gồm nhiều đảo trong đó đảo Cambell là đảo chính, ngoài ra còn có nhiều đảo đá nhỏ xung quanh. Đảo nằm tại một vị trí hẻo lánh không có người ở. Tổng diện tích của cả nhóm đảo khoảng 112,68 km2 bao gồm chủ yếu là đá, núi.

Nhóm đảo Campbell

Đảo Cambell đươc phát hiện năm 1810 bởi thuyền trưởng Frederich Hasselborough trong chuyến đi săn hải cẩu của ông trên tầu Perseverance. Hòn đảo này cũng là một địa điểm săn bắn động vật chân màng nổi tiếng. Chính bởi nạn săn bắn này mà hải cẩu ở đây đã gần như tuyệt chủng. Vào thế kỷ 19, hòn đảo được cho thuê để làm nơi chăn nuôi cừu nhưng đến năm 1896 thì nơi này bị bỏ hoang.

Bởi nạn sắn bắn phổ biến trong một thời gian dài mà hiện nay hải cẩu tại đảo đã gần như tuyệt chủng.
Bởi nạn sắn bắn phổ biến trong một thời gian dài mà hiện nay hải cẩu tại đảo đã gần như tuyệt chủng.

Quần đảo Snares

Hay còn có tên gọi khác là Tini Heke là một nhóm đảo nhỏ lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 1791 bởi một đoán thám hiểm Châu Âu. Dưới sự chỉ huy của Trung úy William R.Broughton trong cuộc thám hiểm Vancouver, quần đảo này đã được tìm thấy và được đặt tên là Snares (có nghĩa là cạm bẫy). Không giống như những hòn đảo khác trong khu vực gần Nam Cực bị ảnh hưởng bởi nạn săn bắn, quần đảo Snares đến nay vẫn là một trong những nơi hoang sơ nhất ở New Zealand. Thảm thực vật nơi này vô cùng đa dạng, hệ động vật phong phú và phát triển. Quần đảo Snares là ngôi nhà của các loài chim đặc hữu như Chim cánh cụt Snares; Chim bạc má Snares; Chim dẽ giun. Hòn đảo cũng là khu vực sinh sản đứng đầu thế giới của loài chim Hải âu Sooty. Rạng san hô ngoài khơi quần đảo cũng là ngôi nhà của nhiều loài sinh vật biển. Quần đảo Snares được Cục bảo tồn New Zealand bảo vệ rất nghiêm ngặt và là một trong những hòn đảo ít bị tác động nhất ở New Zealand hiện nay.

Quần đảo Snares

Quần đảo Snares đến nay vẫn là một trong những nơi hoang sơ nhất ở New Zealand.

Thảm thực vật nơi này vô cùng đa dạng, hệ động vật phong phú và phát triển
Vẻ đẹp và hệ sinh thái tự nhiên trên hòn đảo gần Nam Cực

Cập nhật: 14/01/2016 Theo disanthegioi.info
  • 793