Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

  •   49
  • 13.608

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Thế giới động vật luôn ẩn chứa nhiều điều bí hiểm. Chúng ta từng biết đến những loài ăn thịt, ăn cỏ, thậm chí ăn... rác thải để sống nhưng có lẽ khám phá mới nhất của các nhà khoa học về những loài sinh vật ăn xác chết để sinh tồn dưới đây sẽ khiến không ít người rợn tóc gáy.

Tuy nhiên, với ngành giám định pháp y, phát hiện này vô cùng quan trọng và có ý nghĩa. Bởi lẽ, các nhân viên khám nghiệm tử thi có thể dựa vào số lượng và loài côn trùng bay quanh xác chết để có thể xác định thời điểm nạn nhân tử vong và vị trí hiện trường vụ án - đặc biệt trong trường hợp xác chết bị kẻ giết người di chuyển đi nơi khác.

Danh sách những loài sinh vật dưới đây sẽ khiến không ít bạn ngỡ ngàng:

1. Ruồi "huyền thoại"

Các nhà khoa học Ý đã phát hiện ra loài ruồi ăn xác chết có tên khoa học là Thyreophora cynophila (hay bone skipper) tại khu vực Tây Ban Nha. Qua nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy loài ruồi này được cho là đã biến mất cách đây 160 triệu năm nhưng lại xuất hiện trở lại vào năm 2013, do đó, họ gọi loài ruồi này là ruồi "huyền thoại".

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Ruồi Thyreophora cynophila dài khoảng 10cm, sở hữu chiếc đầu màu cam tươi sáng, có thể và chân màu xanh kim loại, cánh có chút đốm đen. Món ăn ưa thích của chúng là những xác chết của con người và động vật.

Với bộ phận cảm biến mùi nhanh nhạy, ruồi "huyền thoại" có thể phát hiện ra được "con mồi" ngay cả khi được chôn vùi dưới tuyết. Thông thường, chúng sẽ ghé tới đẻ trứng ở trên thi thể và chờ cho ấu trùng phát triển. Những ấu trùng này sẽ nhanh chóng nhân bản và lớn mạnh, cư trú nhiều ở phần bụng của cái xác.

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Với nhà giám định pháp y, việc tìm thấy dịch tiết và dấu vết của sinh vật này trên thi thể sẽ là mắt xích quan trọng giúp họ lập thời gian biểu xác định thời điểm nạn nhân tử vong.

2. Châu chấu và rận gỗ

Không ít người cho rằng, châu chấu và rận gỗ là những sinh vật "ăn chay" nhưng sự thật là chúng cũng có mặt ở những tử thi đang phân hủy. Kết luận này được đưa ra sau khi các nhà khoa học Mỹ tiến hành phân tích, kiểm tra sự phân hủy sinh học của tử thi.

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy
Châu chấu thân ngắn có màu nâu sáng, có con màu xanh với phần thân dài chỉ khoảng 5cm

Jennifer Pechal - nhà khoa học tại trung tâm Nhân chủng học pháp y bang Texas cùng đồng nghiệp đã quan sát thấy hiện tượng bất thường, một loài châu chấu tên khoa học Pediodectes haldemani (còn được gọi là châu chấu thân ngắn) và loài rận gỗ tên khoa học Armadillidium cf. vulgare (còn được gọi là bọ viên) đang kiếm ăn trên phần sót lại của xác chết một người đàn ông.

Người đàn ông da trắng này nặng khoảng 153kg, được tìm thấy ở giữa cánh đồng vào tháng 5/2012. Châu chấu thân ngắn được tìm thấy trong cẳng tay tử thi là một con cái đang có thai.

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy
Loài rận gỗ Armadillidium cf. vulgare

Theo các chuyên gia, nhiều khả năng vì lý do đó mà châu chấu phải đi tìm một nguồn cung cấp protein dồi dào. Điều kì lạ là từ trước tới nay người ta chưa từng thấy hai loài này ăn xác người chết (mặc dù loài rận gỗ từng được tìm thấy trong xác chết của chuột).

Hiện các chuyên gia vẫn cố gắng truy tìm nguyên nhân khiến loài sinh vật nhỏ bé này lại có hứng thú với xác chết.

3. Ruồi giả ong

Trong cuộc điều tra kéo dài một năm tại Viện ứng dụng Khoa học Pháp y Đông Nam Texas, một nhóm nghiên cứu do cô Natalie Lindgren - trường Đại học Sam Houston dẫn đầu đã quan sát bốn trường hợp côn trùng ăn tử thi ít được ghi nhận trong lịch sử.

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Các chuyên gia đã tìm thấy loài giòi đuôi chuột và ruồi giả ong Eristalis arbustorum - trong xác chết một người đàn ông 76 tuổi chôn sâu 60cm dưới mặt đất ven bờ suối.

Đây là lần đầu tiên ấu trùng của loài ruồi giả ong được tìm thấy trong xác người. Theo mô tả, loài ruồi này có vẻ ngoài giống hệt ong, màu vàng nhạt, có vân ở phần thân nhưng phần đầu lại là của loài ruồi.

Kiểu bay của ruồi giả ong gần như đứng yên, sau đó lao tới một khoảng ngắn rất nhanh rồi lại chậm lại như để xác định chính xác vị trí con mồi.

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy
Hình ảnh của loài giòi đuôi chuột

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, loài giòi đuôi chuột được coi là loài giòi lạ nhất hiện nay. Chúng có thể sống lâu trong môi trường ô nhiễm và đặc biệt thích tử thi. Cơ thể của giòi đuôi chuột có một ống dài nổi trên mặt nước giúp chúng có thể thở nhịp nhàng khi đang "thưởng thức" bữa ăn ở dưới nước.

4. Ruồi bọ cạp

Các nhà khoa học cũng từng thấy loài ruồi bọ cạp (Panorpa nuptialis) hút dịch lỏng trên xác chết một nam giới 77 tuổi. Loài ruồi bọ cạp này sống chủ yếu ở vùng Tây Âu và thường ăn xác các côn trùng chết, mật hoa và hoa quả thối rữa.

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Không chỉ lần đầu được tìm thấy ăn xác người, chúng còn là những “vị khách không mời” đầu tiên có mặt, chỉ trong khoảng 20 phút. Theo mô tả, sở dĩ loài này được gọi là ruồi bọ cạp là bởi con đực có bộ phận sinh dục to mà trông giống như ngòi của một con bọ cạp. Do đó, chúng được gọi là ruồi bọ cạp.

5. Bọ cánh cứng ăn thịt

Bọ cánh cứng ăn thịt (dermestid) là một loài bọ, thuộc bộ cánh cứng, có kích thước từ 1 - 12mm, màu đen nâu. Chúng sinh sôi phổ biến dày nhất vào mùa xuân và đầu mùa hè.

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Bọ cánh cứng cái sinh được khoảng 50 trứng trong vòng 3 tuần suốt cả vòng đời của chúng, sau đó nó chết đi. Sau 6 - 11 ngày trong điều kiện nhiệt độ ấm áp thuận lợi, trứng bắt đầu nở thành ấu trùng.

Ấu trùng rất sợ những chỗ quá sáng nên hay trốn trong bóng tối. Ấu trùng mới nở kích thước nhỏ, nhưng đặc biệt có thể dãn cơ thể dài ra hình điếu xì gà. Sau khi nở, chúng bắt đầu đi kiếm món ăn ưa thích - tử thi.

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Theo các chuyên gia, loài bọ cánh cứng ăn thịt này vô cùng hữu ích trong việc dọn sạch sẽ bộ xương động vật hay "phần thừa" - đem lại hiệu quả lớn trong công tác nghiên cứu, điều tra.

Cập nhật: 15/12/2024 Theo Trí Thức Trẻ, IFL Science, National Geographi
  • 49
  • 13.608