"Cấm địa" ở Trung Quốc: 700 năm không ai dám vào, nhà khảo cổ mạo hiểm dấn thân phát hiện cảnh gây sốc

  •  
  • 1.459

Khi nói về đội quân hơn 8.000 tượng binh mã của Tần Thủy Hoàng, nhiều người sẽ kinh ngạc trước quy mô của nó và khâm phục trí tuệ của người xưa.

Tuy nhiên, phát hiện khảo cổ tại ngôi làng nằm sâu bên trong dãy núi ở phía nam tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc sẽ khiến nhiều người phải suy nghĩ lại.

"Cấm địa" 700 năm ở Trung Quốc

Sâu bên trong vùng núi bị cây rừng phủ bóng dày đặc khiến ánh nắng Mặt trời không thể chiếu sáng, có một ngôi làng hoang vô cùng kỳ bí tên là Làng Quảng Đông. Theo ghi chép, ngôi làng này đã tồn tại hơn 700 năm.

Dân làng gần đó truyền miệng từ tổ tiên của họ rằng ngọn núi bao bọc ngôi làng này rất huyền bí và gọi là "cấm địa". Không một dân làng nào trong các thế hệ trước có đủ can đảm đặt chân lên ngọn núi này một mình trừ khi có chiến tranh hoặc thiên tai, dân làng mới đến gần chân núi này để cúng bái.

Các vị trưởng làng thường khuyên người thường tránh đi vào khu vực này kẻo rước họa vào thân. Đã 700 năm, ngôi làng đó vẫn không có một bóng người.

Điều kỳ lạ liên tục xuất hiện vào cách đây 30 năm.

Mỗi lần sau những trận mưa lớn, dân làng lại nhìn thấy những bức tượng hình nhân bằng đá kỳ lạ xuất hiện dưới chân núi. Những bức tượng đá này có kích thước đa dạng, có những bức chỉ vài chục cm, có những bức tượng không khác gì người thật.

Tại sao vùng núi này lại có tượng đá?

Sự việc này đã thu hút sự chú ý của dân làng gần đó, và một số người dũng cảm đã lên kế hoạch lên núi để tìm hiểu xem vùng đất cấm này có gì.

Những bức tượng hình nhân bằng đá kỳ lạ xuất hiện dưới chân núi.
Những bức tượng hình nhân bằng đá kỳ lạ xuất hiện dưới chân núi. (Ảnh: Sina).

Vì thế ngày hôm sau, một nhóm dân làng đi vào núi, nhưng không lâu sau họ hoảng sợ chạy về. Gió thổi mạnh và có sương mù mờ ảo, đầu óc họ dường như tràn ngập những âm thanh không thể tưởng tượng được. Họ bối rối và không thể nhìn thấy gì. Họ sợ hãi và bỏ chạy. Không còn ai lên núi nữa.

Kỳ quan trong rừng sâu

Một vài dân làng đề xuất ý tưởng báo cáo với Cục Di tích Văn hóa địa phương. Họ lập tức tổ chức một đội chuyên gia tới hiện trường để điều tra.

Sau khi quan sát kỹ những bức tượng đá dưới chân núi, các nhà khảo cổ nhận thấy chiều cao của những bức tượng đá này dao động từ 1 mét đến 30 cm. Hình dáng thô ráp cho thấy hầu hết những bức tượng đá này được làm cách đây 5.000 năm và là di tích văn hóa từ thời Nghiêu và Thuấn.

Để thực sự khám phá những bí mật, nhóm khảo cổ quyết định dấn thân vào "cấm địa" bí ẩn. Vượt qua những tin đồn đáng sợ tồn tại 700 năm bao trùm vùng núi và ngôi làng này, đội khảo cổ cuối cùng cũng thở phào nhẹ nhõm khi đến nơi an toàn.

Tại đây, kỳ quan của Trung Quốc được soi tỏ:

Trước mắt họ là khung cảnh có lẽ chỉ thấy một lần trong đời: Có tới hàng chục nghìn bức tượng, tựa như nơi đây là một vương quốc của những bức tượng đá. 

 Đây là một địa điểm hiến tế rộng lớn.
Đây là một địa điểm hiến tế rộng lớn. (Ảnh: Sina)

Họ rất ngạc nhiên khi thấy trong núi có rất nhiều tượng đá với nhiều hình dạng khác nhau, có tượng ngồi, có tượng đứng, có tượng là binh lính, có tượng là công chức đang cầm bia tưởng niệm, có tượng là những vị tướng mạnh mẽ...

Các chuyên gia đã xem xét các tài liệu lịch sử thời tiền Tần và suy đoán rằng đây là một địa điểm hiến tế rộng lớn và kết luận rằng đây hẳn là nơi chôn cất của Đế Thuấn cổ đại. Vì vậy, các chuyên gia tin rằng nhiều tượng đá ở đây chính là linh hồn người chết được các thế hệ sau tạc ra để đồng hành cùng Đế Thuấn.

Chưa hết, nhóm khảo cổ cũng phát hiện ra rằng có những bức tượng đá được giấu dưới lòng đất. 

Việc phát hiện ra hàng chục nghìn bức tượng đá này ngay lập tức gây chấn động khắp Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng đây là nhóm tượng đá cổ lớn nhất từ trước đến nay. Nó có thể được gọi là một "kỳ quan thế giới" khác sau tượng binh mã của Tần Thủy Hoàng.

Phát hiện quần thể tượng đá này trở thành khám phá khảo cổ kỳ diệu ở Trung Quốc. Ngày nay, nó đã được liệt kê là một di tích văn hóa quan trọng được bảo vệ cẩn thận.

Cập nhật: 16/05/2024 ĐSPL
  • 1.459