Con moóc Bắc cực

  •  
  • 2.549

Có tên khoa học là Odobenus rosmarus thường sống với nhau thành từng bầy lớn (có khi lên đến hơn 100 con), tập trung bờ biển Bắc cực. Moóc thường dành phần nhiều thời gian trong ngày để ngủ, chúng giữ ấm được cho cơ thể trong điều kiện lạnh giá khắc nghiệt ở Bắc cực là nhờ lớp mỡ dày từ 5-8cm.

Những con vật chịu lạnh cực giỏi này ăn chủ yếu là động vật thân mềm chui rúc dưới đáy biển.  Moóc dùng hai cái răng nanh dài khoảng 90cm để cào bật con mồi lên khỏi đáy biển. Răng nanh của chúng còn được dùng để làm vũ khí chiến đấu và làm cái móc giúp chúng leo trên băng tuyết. Đối với con đực, răng nanh càng dài thì càng có sức hấp dẫn con cái.

Ngoài hai răng nanh to ngoại cỡ, con moóc còn có từ 18-24 chiếc răng nhỏ (cũng có khi lên tới 40 cái)

Dù trông đồ sộ với chiều dài cơ thể khoảng 3m, nặng khoảng 1,5 tấn nhưng moóc thường bỏ chạy mỗi khi bị tấn công. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chúng tấn công xuồng của người Eskimo, nhất là khi con cái bảo vệ con non. Moóc rất có tinh thần tập thể, cả đàn thường hợp lực lại giúp đỡ một thành viên nào đó trong đàn gặp nguy hiểm.

Con cái trưởng thành sinh nở hàng năm, con mẹ thường mang thai từ 15-16 tháng (tính cả giai đoạn 4-5 tháng sự làm ổ của trứng bị tạm ngưng trong thời gian con mẹ ngủ đông). Một hoặc hai con non chào đời vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 6.

Con cái trưởng thành lúc được 4-5 tuổi, con đực trưởng thành lúc khoảng 7 tuổi. Moóc con có bộ lông nâu mỏng dính, lớn lên thì không còn lông nữa, chúng có nhiều sợi râu cứng quanh mõm

H.T sưu tầm
  • 2.549