Công bố giải Nobel Vật lý 2012

  •  
  • 739

Hai nhà khoa học Serge Haroche - người Pháp và người David Wineland - người Mỹ đã cùng đạt giải Nobel Vật lý năm 2012.

Hai nhà khoa học này đã phát minh ra phương pháp nghiên cứu các tính chất của thế giới lượng tử. Từ nghiên cứu này mở ra một triển vọng mới trong việc chế tạo các máy tính có tốc độ siêu nhanh.

Hạt lượng tử là một hạt hoàn toàn bị cô lập, trong trường hợp này, một nguyên tử, hay điện tử, hay là một photon sẽ có những tính chất đặc biệt. Ví dụ như nó có thể đóng hai vai trò cùng một lúc, nó hoạt động theo một cách nào đó giống như sóng. Nhưng những tính chất này lập tức thay đổi khi nó tương tác với vật gì đó.

Tiến sĩ David J. Wineland (trái) vàTiến sĩ Serge Haroche (phải)
Tiến sĩ David J. Wineland (trái) vàTiến sĩ Serge Haroche (phải)

Viện hoàng gia Thụy Điển cho biết, hai nhà khoa học này đã làm việc hoàn toàn độc lập với nhau và đã cùng phát triển các phương pháp thí nghiệm “tinh vi” để quan sát, đo lường và kiểm soát trạng thái không bền của lượng tử.

Phương pháp đột phá của họ đã cho phép lĩnh vực nghiên cứu thực hiện các bước đầu tiên hướng tới xây dựng một loại máy tính siêu nhanh dựa trên vật lý lượng tử.Các nghiên cứu cũng đã dẫn đến khả năng xây dựng các đồng hồ cực kỳ chính xác mà có thể trở thành cơ sở cho một tiêu chuẩn mới của thời gian trong tương lai.

Haroche là một giáo sư tại trường Đại học Collège de France và Ecole Normale Superieure tại Paris. Wineland là một nhà vật lý tại Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia và Đại học Colorado ở Boulder, Colorado. Serge Haroche sinh năm 1944 tại Casablanca. Từ năm 2001, ông được phong hàm Giáo sư tại Đại học College de France và giữ chức Chủ tịch Hội Vật lý Lượng tử.

David J. Wineland cũng sinh năm 1944 và hiện đang làm việc tại phòng thí nghiệm vật lý của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST) Mỹ. Ông tốt nghiệp cử nhân Đại học Berkeley, California năm 1965 và nhận bằng Tiến sĩ năm 1970 tại Đại học Harvard. Ông được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa hc Mỹ năm 1992.

Haroche cũng cho biết lượng tử có thể giúp làm cho các hệ thống định vị toàn cầu GPS chính xác hơn.

Trong một máy tính thông thường, thông tin được đại diện bằng bit, mỗi bit là số không hoặc số một, Nhưng trong máy tính lượng tử, một hạt có thể đại diện cho cả số không và số một cùng lúc. Nếu các nhà khoa học có thể làm cho các hạt như vậy cùng hoạt động, một số phép tính có thể thực hiện với một tốc độ đáng ngạc nhiên.

Phạm Thị Bích Thu (Abcnews)
  • 739