Công viên tự nhiên Tubbataha Reefs Marine

Di sản thiên nhiên thế giới tại Philippines
  •  
  • 707

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận Công viên tự nhiên Tubbataha Reefs Marine của Philippines là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1993.

Nằm trên biển Sulu, Palawan của Philippines, công viên nổi tiếng Tubbataha Reef Marine được biết đến là một khu bảo tồn các loài sinh vật biển rất đa dạng. Rạn san hô nằm trên những ngọn núi lửa ngầm đã tắt với một dải san hô nguyên sơ dài 100m, thẳng đứng như bức tường mỏng manh.

Nằm trên biển Sulu, Palawan của Philippines, công viên nổi tiếng Tubbataha Reef Marine được biết đến là một khu bảo tồn các loài sinh vật biển rất đa dạng.

Công viên Tubbataha còn nổi tiếng là một trong những địa điểm lặn đẹp nhất thế giới. Mỗi lần bơi lặn nơi đây là một lần du khách thỏa thích khám phá môi trường sống của nhiều loài cá rực rỡ, quyến rũ hay ngắm nhìn những chú rùa biển quý hiếm nhẹ nhàng bơi trong bể nước. Rạn san hô Tubbataha Reef không chỉ là một môi trường sống dành cho hệ sinh vật biển phong phú mà còn là nơi trú ẩn của hàng chục nghìn loài chim di cư mỗi năm.

Rạn san hô Tubbataha Reef là một môi trường sống dành cho hệ sinh vật biển phong phú

Nơi đây là nhà của hơn 600 nghìn loài cá, sinh vật biển trong đó có nhiều loài quý hiến như rùa biển, cá mập, cá heo...

 Qua nhiều cuộc nghiên cứu, khảo sát thực tế, các nhà khoa học đã cho biết hệ sinh thái của rạng san hô tại công viên Tubbataha Reef Marine có đến hơn 350 loài san hô.

Tổng diện tích của công viên tự nhiên Tubbataha Reef Marine là 130.028 ha bao gồm cả các dải san hô và các hòn đảo xung quanh công viên. Qua nhiều cuộc nghiên cứu, khảo sát thực tế, các nhà khoa học đã cho biết hệ sinh thái của rạng san hô tại công viên Tubbataha Reef Marine có đến hơn 350 loài san hô. Nơi đây là nhà của hơn 600 nghìn loài cá, sinh vật biển trong đó có nhiều loài quý hiến như rùa biển, cá mập, cá heo...Điều đặc biệt khu vực này cũng sản sinh là nhiều thức ăn và là khu vực sinh sản của rất nhiều loài chim biển.

 Qua nhiều cuộc nghiên cứu, khảo sát thực tế, các nhà khoa học đã cho biết hệ sinh thái của rạng san hô tại công viên Tubbataha Reef Marine có đến hơn 350 loài san hô.

Các rạng san hô tại Tubbataha Reef Marine có độ sâu trung bình là 750m, bởi tính đa dạng và là khu vực cần được bảo vệ, khu vực này rất hạn chế các hoạt động của con người hay những hoạt động có thể làm ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường chung.

Công viên tự nhiên Tubbataha Reefs Marine được Chính phủ Phillippines bảo vệ rất nghiêm ngặt, hàng loạt các chính sách về môi trường kèm theo nhiều quy định được đưa ra nhằm thiết lập vành đai bảo vệ môi trường tự nhiên của công viên và vỉa san hô này. Ngành du lịch Phillipnines cũng đưa ra rất nhiều quy định nghiêm ngặt với các công ty du lịch nếu muốn đưa khách đến đây thăm quan. Chính vì thế mặc dù lượng du khách đổ về đây rất lớn song môi trường tự nhiên vẫn được bảo tồn khá toàn vẹn.

Các rạng san hô tại Tubbataha Reef Marine có độ sâu trung bình là 750m, bởi tính đa dạng và là khu vực cần được bảo vệ, khu vực này rất hạn chế các hoạt động của con người hay những hoạt động có thể làm ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường chung.

Không chỉ có vậy, Chính phủ Phillippines còn xác định cả một vùng vành đai bao quanh khu vực công viên tự nhiên Tubbataha Reefs Marine và cấm các hình thức đánh bắt, khai thác cá trong khu vực vành đai này. Các tàu vận chuyển cũng như tàu quân sự cũng tuyệt đối phải tránh khỏi khu vực công viên và vành đai đệm bảo vệ công viên.

Theo cuộc nghiên cứu khảo sát thực tế năm 1980 thì tại công viên tự nhiên Tubbataha Reefs Marine có hơn 600 loài cá, 360 loài san hô (chiếm hơn ½ tổng số các loài san hô trên thế giới), 11 loài cá mập, 13 loài cá heo và cá voi, 100 loài chim, loài rùa biển xanh vô cùng quý hiếm cũng được tìm thấy sinh sống tại khu vực này.

Công viên tự nhiên Tubbataha Reefs Marine được Unesco công nhận là Di sản tự nhiên thế giới bởi những giá trị nổi bật về môi trường sống tự nhiên, sự đa dạng sinh học và là khu vực có cảnh quan tự nhiên đẹp. Năm 1999, Công viên tự nhiên Tubbataha Reefs Marine cũng được ghi vào danh sách các vùng nước ngập mặn quan trọng trên thế giới.

Năm 2012, trong một cuộc khảo sát và nghiên cứu của các tình nguyện viên dưới sự chỉ huy của Tiến sĩ nghiên cứu môi trường biển – Terry Aquiro, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài cá có tên gọi khoa học Manta Alfredi, đây là loài vốn chỉ sống tại Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Cá Manta Alfredi là loài có dễ tổn thương và là loài nằm trong danh sách Đỏ cần được bảo vệ của IUCN. Giống cá này có một đặc điểm là mỗi con cá cái chỉ sinh một lần duy nhất trong khoảng 3 năm, bởi vậy mà sự tăng trưởng của loài cá này vô cùng thấp, bên cạnh đó cá Manta Alfredi còn rất kén chọn môi trường sống và không phải vùng biển nào cũng có thể tồn tại.

Công viên tự nhiên Tubbataha Reefs Marine được Unesco công nhận là Di sản tự nhiên thế giới bởi những giá trị nổi bật về môi trường sống tự nhiên, sự đa dạng sinh học và là khu vực có cảnh quan tự nhiên đẹp. Năm 1999, Công viên tự nhiên Tubbataha Reefs Marine cũng được ghi vào danh sách các vùng nước ngập mặn quan trọng trên thế giới.

Theo disanthegioi.info
  • 707