Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Mũi đất Kursh của Litva là Di sản văn hóa thế giới năm 2000 cùng Liên bang Nga.
Mũi đất Kursh là một dải đất hẹp và dài khoảng 98 km, uốn cong tạo thành một bán đảo chia tách Kursh ra khỏi biển Baltic. Mũi đất Kursh bắt đầu từ bán đảo Samland sang tới thành phố cảng Klaipea của Litva.
Di sản này thuộc sở hữu của Litva và Nga. Phần phía Bắc của mũi đất dài 52 km thuộc về Litva, phần còn lại thuộc về Nga. Bề rộng của mũi đất dao động từ 400 mét tới cực đại là 3.800 mét.
Mũi đất Kursh được hình thành vào khoảng 5.000 năm trước. Trong khoảng thời gian từ năm 800 tới năm 1016, đây là trung tâm thương mại chính của vùng. Vào thế kỷ thứ 13 khu vực này bắt đầu có nhiều công trình được xây dựng trong đó có một số lâu đài lớn như: Lâu đài Mernel được xây năm 1252; Lâu đài Neuhausen ( 1283) và Lâu đài Rossitten ( 1372)...
Tuy nhiên vào những thế kỷ sau đó, khu vực mũi đất này đã phải chịu sử thay đổi lớn khi hệ thống rừng, và hệ sinh thái bị phía hủy nghiêm trọng do nạn khai thác gỗ để đóng tàu bè và chăn thả gia sức lớn. Các cồn cát bắt đầu hình thành và cả khu vực thừng xuyên phải hứng chịu những trận bão cát, nhiều làng mạc đã bị chôn vùi trong khoảng thời gian đó. Cho đến thế kỷ 18, việc tái thiết hệ rừng và sinh thái mới được thực hiện. Chính quyền kêu gọi người dân trồng rừng, khôi phục hệ thực vật. Nhờ những nỗ lực không ngừng mà mũi đất Kursh mới có thể khôi phục và có hệt thực vật đa dạng như hiện nay.
Mũi đất Kursh phàn thuộc Liên bang Nga
Nhiều thế kỷ trước dân sống tại khu vực này chủ yếu là người Kursi, một số ít người Đức và người Litva những số lượng nguời Kursii ngày càng suy giảm do nhiều nguyên nhân. Cho đến nay hầu như không còn thấy người Kursii sống tại mũi đất Kursh, những cư dân còn sống tại đầy cho đến nay vẫn sống chủ yếu bằng nghề đánh cá.
Mũi đất Kursh phần thuộc Litva.
Mũi đất Kursh có nhiều giá trị đáng chú ý có thể kể đến như: đây là cồn cát cao nhất tại Châu Âu với độ cao lên đến 60 mét. Trong khu vực mũi đất có một hồ lớn được gọi là hồ Thiên Nga và Rừng thông Korolev. Rừng thông Korolev có 72% diện tích được che phủ trong đó có khoảng 600 loài cây thân gỗ, cây bụi và cây thân thảo. Hệ động thực vật tại rừng có 296 loài. Mũi đất Kursh còn được gọi là cầu chim bởi theo hành trình thì đây là con đường di cư cổ nhất của khoảng 150 loài chim từ các khu vực Bắc Âu tới Nam Âu và Bắc Phi. Hiện trên mũi đất vẫn còn một trạm nghiên cứu về chim đầu tiên trên thế giới.
Nhiều năm nay, mũi đất Kursh còn có bãi tắm cho du khách có thể hòa mình vào làn nước biển Baltic. Nhờ khí hậu thích hợp cho việc nghỉ ngơi do đó khu vực này rất thu hút khách du lịch tới đặc biệt là khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 11 hàng năm.
Mũi đất Kursh được công nhận là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (v): Mũi đất là ví dụ nổi bật của vấn đề cảnh quan thiên nhiên bị đe dọa dưới sức ép của con người và thiên nhiên vẫn có thể sống sót nếu được bảo vệ. Bằng chứng là việc mũi đất Kursh đã bị đe dọa liên tục trong suốt một khoảng thời gian khá dài bởi thiên nhiên và sự tàn phá của con người, nhờ vào các chương trình tái thiết khu vực này đã ổn định và tiếp tục phát triển đến hiện nay.
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong công cuộc tái thiết như vậy song những năm gần đây, các nhà hoạt động môi trường có phần e ngại về môi trường tại đây. Lý do là bởi cư dân sinh sống trong khu vực sống dựa vào việc đánh bắt và khai thác cá, sự ô nhiễm biển và cả khu vực bờ biển đang ngày một rõ rệt. Bên cạnh đó việc khai thác dầu từ năm 2005 tại đây cũng là lý do làm tăng thêm nhiều nguy hại về ô nhiễm môi trường trong toàn khu vực.
Số lượng khách du lịch tăng từng năm cũng là một vấn đề gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái của nhiều loại động vật biển. Hiện chính phủ đang bàn đến giải pháp hạn chế du lịch và cấm du khách đi lại tại một số nơi nhất định tuy nhiên vấn đề này vẫn đang được bàn bạc và cân nhắc.