Người đàn ông mắc chứng bệnh kỳ lạ, cứ ăn vào là... khóc

  •  
  • 144

Một người đàn ông Trung Quốc gần đây đã được chẩn đoán mắc "hội chứng nước mắt cá sấu", một tình trạng bệnh lý hiếm gặp khiến ông phải rơi nước mắt mỗi khi ăn. 

Khóc thường được kích hoạt bởi một phản ứng cảm xúc mạnh mẽ, chẳng hạn như buồn bã, đau đớn hoặc cười không kiểm soát được, nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, nó có thể được kích hoạt bởi một thứ lành tính như ăn uống.

Năm ngoái, theo báo chí Trung Quốc, một người đàn ông lớn tuổi họ Zhang đã bắt đầu gặp phải tình trạng rơi nước mắt khi ăn.

 Tình trạng này có liên quan mật thiết đến việc người đàn ông bị liệt mặt trước đó.
 Tình trạng này có liên quan mật thiết đến việc người đàn ông bị liệt mặt trước đó. (Ảnh minh họa).

Ban đầu, ông không hề bận tâm đến điều đó. Nhưng nếu ông càng nhai lâu, cơn khóc càng trở nên tồi tệ hơn. Mỗi lần ăn xong bát cơm là khuôn mặt ông đều đầm đìa nước mắt. Điều này đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống của ông.

Zhang bắt đầu tránh ăn ở nơi công cộng, vì sợ những giọt nước mắt lăn dài trên mặt trước mọi người, vì vậy ông ấy trở nên bị cô lập.

May mắn thay, ông ấy nhận ra rằng đây không phải là điều mà mình có thể che giấu mãi mãi và quyết định đến gặp bác sĩ.

Tháng trước, ông Zhang đã đến một bệnh viện ở Vũ Hán để kiểm tra sức khỏe và được chẩn đoán mắc một chứng bệnh hiếm gặp thường được gọi là “hội chứng nước mắt cá sấu”.

Bác sĩ Cheng Mian Chinh, trưởng khoa mắt của bệnh viện giải thích rằng tình trạng này có liên quan mật thiết đến việc người đàn ông bị liệt mặt trước đó.

Quá trình hồi phục sau khi bị liệt mặt đã ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến lệ, đặc biệt ở mắt trái của Zhang.

Trong thời gian hồi phục, các sợi thần kinh trên khuôn mặt bị lệch hướng và dây thần kinh nước bọt đã “nối nhầm” vào tuyến lệ thay vì tuyến dưới hàm.

Kết quả, sự sai lệch dây thần kinh này đã khiến các kích thích như mùi hoặc vị thức ăn, thay vì gây tiết nước bọt, lại kích thích tuyến lệ tiết ra nước mắt.

Các triệu chứng của hội chứng nước mắt cá sấu khác nhau ở mỗi bệnh nhân, và các trường hợp nhẹ hơn thường được điều trị bằng cách tư vấn và theo dõi thường xuyên.

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, phương pháp điều trị phổ biến nhất là tiêm chất botulinum vào tuyến lệ, để ngăn chặn sự dẫn truyền dọc theo các sợi thần kinh được tái tạo bất thường đến tuyến bị ảnh hưởng. Tác dụng của chất độc hại này kéo dài khoảng 6 tháng.

Can thiệp phẫu thuật cũng là một giải pháp, và đó là lựa chọn được lựa chọn trong trường hợp của ông Zhang. Tình trạng của ông ấy đã được cải thiện đáng kể, song chưa rõ hiệu quả có kéo dài vĩnh viễn hay không.

Cập nhật: 21/03/2022 Theo GD&TĐ
  • 144