Núi Nemrut - Thổ Nhĩ Kỳ

Di sản văn hóa thế giới tại Thổ Nhĩ Kỳ
  •  
  • 496

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Núi Nemrut của Thổ Nhĩ Kỳ là Di sản văn hóa thế giới năm 1987.

Nemrut là một ngọn núi có độ cao 2.134m so với mực nước biển, nằm gần thành phố Adiyaman, Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 62 trước công nguyên, vua Antichous I của Commagene cho xây một ngôi điện thờ kiêm lăng mộ cho chính mình, bao quanh bởi rất nhiều những bức tượng gồm: tượng của chính ông, hai chú sư tử, hai chú đại bàng cùng rất nhiều vị thần Hy Lạp và Ba Tư. Thế nhưng sau khi được dựng lên, những đầu tượng bị vỡ khỏi thân và nằm rải rác trong toàn khu vực. Nó được coi là một trong những công trình xây dựng tham vọng nhất thời Hellenistic, sau sự sụp đổ của đế chế Alexander vĩ đại.

Nemrut là một ngọn núi có độ cao 2.134m so với mực nước biển, nằm gần thành phố Adiyaman, Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Vua Antochous I xây dựng lăng mộ là để khoe sự thân cận của ông ta với các thiên thần. Tự xem mình là hậu duệ của người Ba Tư và người Hy Lạp. Vương quốc của ông thống trị đã thu được nguồn lợi từ sự giao thương giữa Syria và Ba Tư. Trong nhiều thần thoại, các thần đều lấy đỉnh núi cao làm nơi cư trú của họ, cho nên Antochous mới lấy đỉnh núi Nemrut làm nhà của các pho tượng thần to lớn (pho tượng điêu khắc của chính ông cũng nằm trong số đó).

Năm 62 trước công nguyên, vua Antichous I của Commagene cho xây một ngôi điện thờ kiêm lăng mộ cho chính mình, bao quanh bởi rất nhiều những bức tượng gồm: tượng của chính ông, hai chú sư tử, hai chú đại bàng cùng rất nhiều vị thần Hy Lạp và Ba Tư.

Khu lăng mộ trên đỉnh núi do nhiều khối đá rời rạc chất cao lên, có hai con sư tử và hai con ó đứng tại hai phía Đông và Tây để bảo vệ. Ngoài ra, còn có các pho tượng thần cao 9m như: tượng của thần Heraclia, thần Zeus, thần Apollon,... và pho tượng của bản thân Antochous. Tất cả các pho tượng này đều có tư thế ngồi.

Nó được coi là một trong những công trình xây dựng tham vọng nhất thời Hellenistic, sau sự sụp đổ của đế chế Alexander vĩ đại.

Sau nhiều những thế kỷ chịu gió mưa, phần đầu của các tượng đều tách rời khỏi thân mình, lăn lóc khắp chung quanh một cách lạ lùng. Tên tuổi của mỗi pho tượng thần đều có thể dựa vào lời văn khắc trên bia để xác nhận. Sự phân biệt các thần được khắc nổi cạn trên vách đá, cũng có thể phân biệt như thế. Trên đó, có khắc tổ tiên của Antochous là người Macedonia và người Ba Tư. Trước mặt mỗi pho tượng thần, đều có tế đàn dùng để thắp hương.

Khu lăng mộ trên đỉnh núi do nhiều khối đá rời rạc chất cao lên, có hai con sư tử và hai con ó đứng tại hai phía Đông và Tây để bảo vệ. Ngoài ra, còn có các pho tượng thần cao 9m như: tượng của thần Heraclia, thần Zeus, thần Apollon,... và pho tượng của bản thân Antochous. Tất cả các pho tượng này đều có tư thế ngồi.Những hình ảnh đầy bí ẩn, nhuốm màu huyền thoại trên một ngọn núi thiêng huyền thoại khiến bất kỳ ai nhìn thấy cũng có cảm giác như lạc vào một thế giới khác.

Mộ cổ cao đến 49m, trục kính 152m, hai bên hông mộ có chạm khắc hình ảnh tổ tiên (đều giống nhau), nhưng mộ cổ nằm về phía Đông Nam thì hình ảnh chạm khắc được bảo tồn tốt hơn. Mặc dù những tấm chạm khắc này không phải là một tấm đá nguyên vẹn mà là từng khối đá chồng chất lên nhưng việc gìn giữ, bảo quản vẫn còn tương đối tốt. Phần đầu to lớn của tượng đá cho thấy có sự hỗn hợp một cách kỳ lạ dáng mặt của người Hy Lạp, cách trang trí và kiểu tóc của người Ba Tư. Một điều rõ rệt nhất là Antochous đã xem mình cũng như các thần

Sau nhiều những thế kỷ chịu gió mưa, phần đầu của các tượng đều tách rời khỏi thân mình, lăn lóc khắp chung quanh một cách lạ lùng.

Tại khu bằng phẳng ở phía Tây vẫn còn bảo tồn một cách nguyên vẹn tấm phù điêu chạm cạn miêu tả ông đang bắt tay với các thần Apolion, Zeus và Heraclia. Một tấm phù điêu đá khác đã vẽ lên một con sự tử to lớn khiến ai nhìn thấy cũng thích thú. Trên tấm phù điêu đá này đã chạm khắc rõ vị trí của mộc tinh, thủy tinh và hỏa tinh vào ngày 7 tháng 7 năm 62 trước Công nguyên. Về mặt ý nghĩa của ngày tháng nói trên vẫn chưa tìm hiểu một cách chính xác, nhưng có lẽ nó đã ghi lại ngày giờ khởi công xây dựng khu vực này.

Tên tuổi của mỗi pho tượng thần đều có thể dựa vào lời văn khắc trên bia để xác nhận. Sự phân biệt các thần được khắc nổi cạn trên vách đá, cũng có thể phân biệt như thế.

Phần tế đàn ở phía Đông cổ mộ, vẫn còn bảo tồn rất tốt. Có dấu hiệu cho thấy giữa hai khu đất phẳng ở phía Đông và phía Tây có một con đường đi.

Trên đó, có khắc tổ tiên của Antochous là người Macedonia và người Ba Tư. Trước mặt mỗi pho tượng thần, đều có tế đàn dùng để thắp hương.

Sau mấy thế kỷ bị bỏ quên, vào năm 1881, có một công trình sư người Đức đã phát hiện lại những di tích trên núi Nemrut. Mặc dầu những cuộc khai quật sau đó người ta vẫn chưa tìm thấy được ngôi mộ của Antochous, nhưng mọi người đều khẳng định là mộ của ông ta được chôn ở tại đây. Tìm được di hài hay không là điều không quan trọng, nhưng qua những pho tượng điêu khắc to lớn còn lưu lại vẫn bảo lưu được thái độ ngạo mạn, tự cao, xem mình ngang hàng với thần linh của ông.

Di sản này đã cho thấy sự vĩ đại của những bậc vua từ hàng nghìn năm trước cũng như sự tài ba của những người thợ đã tạc nên những pho tượng khổng lồ đầy sức sống này.
Di sản này đã cho thấy sự vĩ đại của những bậc vua từ hàng nghìn năm trước cũng như sự tài ba của những người thợ đã tạc nên những pho tượng khổng lồ đầy sức sống này.

Núi Nemrut được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (i), (iii), (iv)

Tiêu chí (i); Ngội mộ của Antichos I là một công trình kiến trúc nghệ thuật vô cùng độc đáo của thời kỳ Hy Lạp cổ đại.

Tiêu chí (iii): Các tượng đá và công trình kiến trúc còn sót lại trên núi Nemrut là những minh chứng duy nhất cho nền văn minh của vương quốc Commagene xa xưa.

Tiêu chí (iv): Không chỉ là những công trình nghệ thuật thể hiện thẩm mỹ vượt trội, địa điểm này còn gắn với nhiều thần thoại và là minh chứng lịch sử quan trọng của thế giới.

Theo disanthegioi.info
  • 496