Phát hiện hóa thạch cá mập khổng lồ 300 triệu năm

  •  
  • 1.307

Hóa thạch 300 triệu năm của loài cá mập khổng lồ cho thấy chúng dài gần bằng một chiếc xe buýt và lớn hơn nhiều so với cá mập trắng ngày nay.

Phát hiện hóa thạch cá mập khổng lồ thời Kỷ Than Đá

Discovery hôm 19/10 đưa tin, các nhà khoa học đặt tên cho hóa thạch mới phát hiện là "siêu cá mập Texas". Loài cá mập này có chiều dài 8m, lớn hơn 25 % so với cá mập trắng ngày nay, đồng thời dài gấp 3 lần các loài cổ đại khác.


Siêu cá mập Texas sống cách đây 300 triệu năm và dài 8m. (Ảnh minh họa: Nearpictures).

Siêu cá mập sống trước thời kỳ của khủng long cách đây khoảng 230 triệu năm. Việc xác định niên đại của chúng có ý nghĩa quan trọng, chỉ ra cá mập khổng lồ xuất hiện sớm hơn so với nhận định trước đây. Nhóm nghiên cứu trình bày các phát hiện tại hội nghị lần thứ 75 của Hiệp hội Cổ sinh vật có xương sống, diễn ra hôm 16/10 ở Dallas, Texas.

Vào thời kỳ siêu cá mập sinh sống thuộc kỷ Than Đá, một vùng biển nông có tên gọi Biển nội hải Bắc Mỹ bao phủ Texas và phần lớn khu vực Tây Mỹ. Đây cũng là nơi Robert Williams, đồng tác giả nghiên cứu, khai quật hóa thạch siêu cá mập, bao gồm hai hộp sọ. Williams cũng tìm thấy một lượng lớn răng nhọn nhưng chưa rõ chúng thuộc về siêu cá mập Texas hay một sinh vật cổ đại khác.

Theo các nhà nghiên cứu, phần hộp sọ có nhiều điểm tương tự hộp sọ của các loài cá mập thời Đại cổ sinh (542 – 251 triệu năm trước), nhưng hoàn toàn khác với vùng xương sọ phía sau của cá mập hiện đại.

Theo VnExpress
  • 1.307