TQ: Lăng mộ chôn 46 cô gái khỏa thân và điều gây sốc đằng sau

Dùng thuốc nổ phá đá, nông dân phát hiện mộ cổ chứa 46 quan tài phát sáng: Chuyên gia lập tức vào cuộc!
  •  
  • 4.867

Khai quật lăng mộ ở tỉnh Giang Tây, các nhà khảo cổ Trung Quốc từng hết sức kinh ngạc vì bên trong chứa thi thể của 46 cô gái trẻ trong tình trạng khỏa thân.

Điều kỳ lạ là 46 cỗ quan tài này có hình dáng và kích thước giống hệt nhau.

Các quan tài trong lăng mộ hơn 2.000 năm tuổi.

Các quan tài trong lăng mộ hơn 2.000 năm tuổi.

Theo Sohu, lăng mộ có niên đại khoảng 2.000 năm, được một người dân địa phương phát hiện ở tỉnh Tĩnh An, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc vào năm 2007.

Người dân địa phương thông báo với nhà chức trách và các nhà khảo cổ đã đổ xô đến khu vực. Khai quật lăng mộ, các nhà khảo cổ hết sức bất ngờ. Bởi ngoài một quan tài ở trung tâm, bao quanh là 46 quan tài khác.

Quan tài ở trung tâm được xác định là chủ nhân lăng mộ, do kích thước và chất liệu khác biệt hoàn toàn, được làm từ gỗ quý hiếm.

Ngoại trừ quan tài của chủ nhân, toàn bộ 46 quan tài khác đều chứa hài cốt của các cô gái trẻ bị chôn trong tình trạng khỏa thân, độ tuổi trung bình chỉ khoảng 20. Xung quanh họ là nhiều đồ vật liên quan đến nghề may và dệt. Các nhà khảo cổ phát hiện dấu hiệu cho thấy các cô gái này đã phải chịu đau đớn cùng cực khi bị đầu độc và chôn sống trong quan tài. Ngược lại, chủ nhân ngôi mộ dường như ra đi rất thanh thản.

Các nhà khảo cổ học nhận thấy rằng các hài cốt không hề bình thường khi chúng được phủ quanh bởi tinh thể. Những viên tinh thể trong vắt như thuỷ tinh, tỏa ra ánh sáng xanh lục như ngọc khi ở trong bóng tối, với viên lớn nhất dài đến 8.5 cm. Không một chuyên gia nào có mặt tại hiện trường vào lúc đó từng thấy một hiện tượng lạ lùng như thế này trước đây.

Các quan tài được đánh số trong lăng mộ.
Các quan tài được đánh số trong lăng mộ.

Khu mộ cổ phát hiện được có thể là nơi an nghỉ của Chương Vũ, vị vua của nước Từ, một chư hầu quốc nhỏ từ thời Hạ cho đến Tây Chu. Dựa vào số lượng hài cốt được tìm thấy, cách thức mai táng, và độ tuổi của các cô gái, người ta có thể suy luận rằng họ đã chết theo tục lệ tuẫn táng.

Nhằm đảm bảo rằng khi bước vào thế giới bên kia mình vẫn được mặc quần áo đẹp và sống trong sự xa hoa, vị vua Chương Vũ đã nhẫn tâm buộc những người thợ may cung đình phải chết cùng mình. Các cung nữ đã phải ăn dưa hấu tẩm độc.

Có khả năng thi thể phát sáng do các hợp chất tạo nên tinh thể phát quang trong quan tài, bao gồm Ferric phosphate (FePO4) và một số chất huỳnh quang khác chưa được xác định. Trải qua 2.500 năm, các chất độc có thể đã được chuyển hóa, biến thành chất phát quang tại thời điểm phát hiện.

Theo Sohu, chuyện các quý tộc và hoàng tộc Trung Hoa khi chết được chôn cùng người sống diễn ra khá phổ biến trong lịch sử phong kiến, do quan niệm một người sau khi chết sẽ sang thế giới bên kia.

Ngoài việc được chôn cùng của cải để sang thế giới bên kia vẫn được tận hưởng vinh hoa phú quý, người chết cũng cần đến những người hầu.

Mặc dù có giả thuyết đưa ra, hiện tượng các hài cốt phát sáng mà các nhà khảo cổ phát hiện vẫn chưa được giải thích một cách khoa học, do đó nó vẫn là một bí ẩn đối với giới khảo cổ học.

Sohu cho biết, nguồn gốc của tập tục này tồn tại từ thời nhà Thương, đến thời nhà Tần thì bắt đầu có sự thay đổi. Lăng mộ của hoàng đế Trung Hoa Tần Thủy Hoàng được chôn cùng đội quân đất nung.

Tập tục chôn cùng người sống kéo dài đến thời Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương và chỉ chấm dứt hoàn toàn khi Khang Hi (1654-1722), hoàng đế nhà Thanh lên ngôi. Khang Hi nghiêm cấm việc sử dụng người còn sống để chôn cất, từ đó sử sách Trung Quốc không còn ghi nhận bất kỳ trường hợp chôn cùng người sống nào nữa, theo Sohu.

Cập nhật: 25/10/2024 Dân Việt/ĐSPL
  • 4.867