Mặc dù phương pháp tính nhóm máu ABO có thể dự đoán được khả năng mối quan hệ huyết thống cha con nhưng độ chính xác rất thấp, do đó không được chấp nhận cho mục đích pháp lý.
Đầu những năm 1900, dựa trên sự hiện diện của các kháng nguyên trên màng hồng cầu, các nhà khoa học đã xác định rằng con người có 4 nhóm máu khác nhau: O, A, B và AB. Hệ thống phân loại nhóm máu này (gọi là hệ thống nhóm máu ABO) cung cấp cho bác sĩ các thông tin quan trọng để lựa chọn nhóm máu phù hợp trong việc truyền máu.
Các nhóm máu có thể di truyền cho thế hệ sau.
Từ năm 1920, các nhà khoa học nhận thấy rằng các nhóm máu có thể di truyền cho thế hệ sau. Các nhà khoa học nhận định rằng họ có thể tiên đoán được nhóm máu tương đối của người con dựa trên nhóm máu của cha mẹ. Ngược lại, nhóm máu của con và của người cha (hoặc mẹ) đã biết cũng được sử dụng để xác định nhóm máu tương đối của mẹ (hoặc cha) chưa biết. Nhờ vậy, các nhà khoa học thời đó đã sử dụng nhóm máu để xác minh cha hoặc mẹ của một đứa trẻ. Tuy nhiên, việc xác định huyết thống dựa trên sự di truyền của nhóm máu chỉ mang tính tương đối nên độ chính xác không cao.
Từ đó hệ thống nhóm máu ABO được chia làm 4 nhóm: nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu AB và nhóm máu O.
Ký hiệu nhóm máu biểu thị sự có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu.
Hệ thống nhóm máu A, B, O được di truyền theo quy luật Mendel và có 4 nhóm máu cơ bản là A, B, O và AB.
Quy định nhóm máu gồm 3 gen mang tính trạng trội là Alen, Alen lA, lB và một mang tính trạng lặn là Alen lo.
Các kiểu gene khác nhau tạo ra các nhóm máu khác nhau. Điều này được giải thích trong bảng sau đây:
Các kiểu gene khác nhau tạo ra các nhóm máu khác nhau.
Chúng tôi đưa ra 2 trường hợp sau đây để minh họa cho cách xác định huyết thống dựa trên hệ thống nhóm máu ABO (giả định là không xảy ra đột biến):
Trường hợp 1: Biết được nhóm máu của Cha và Mẹ, từ đó suy ra nhóm máu của người con (bảng 1)
Bảng 1. Nhóm máu của người con khi biết được nhóm máu của cha và mẹ
Từ nhóm máu của cha mẹ có thể suy ra nhóm máu của con.
Ví dụ:
Bố và mẹ đều có nhóm máu O chỉ có thể sinh ra người con có nhóm máu O. Nếu người "Con" không có nhóm máu O thì đó không phải là CON của cặp bố mẹ này.
Nếu Bố nhóm máu A và Mẹ nhóm máu B thì nhóm máu của con có thể là: A, B, AB hoặc O. Trường hợp này thì nhóm máu hoàn toàn không có ý nghĩa trong xác định huyết thống.
Trường hợp 2: Biết được nhóm máu của Mẹ và Con, từ đó suy ra nhóm máu của người Cha (bảng 2)
Bảng 2. Nhóm máu của người Cha khi biết được nhóm máu của Mẹ và Con
Nhìn vào bảng 2 ta thấy, chỉ có thể xác định tương đối nhóm máu của người Cha phải có.
Ví dụ:
Nếu Mẹ là B, Con là A thì người Cha là A hoặc AB.
Nếu Mẹ là AB, Con là A thì người cha sinh học có khả năng mang nhóm máu bất kỳ trong 4 nhóm máu. Điều này cho thấy nếu chỉ dựa trên nhóm máu, sẽ không có người đàn ông nào bị loại trừ khả năng là cha của đứa trẻ.
Đặc biệt, nếu Mẹ là AB thì Con không thể là O, nếu Mẹ là O thì con không thể là AB.
Như vậy, việc xác định huyết thống dựa vào nhóm máu chỉ mang tính chất tương đối, không mang tính khẳng định. Do đó, xét nghiệm nhóm máu không phải là công cụ hữu dụng trong phân tích xác định mối quan hệ huyết thống cha-con.