Cồn nội sinh và cồn do bia rượu khác nhau thế nào?

Ai có nồng độ cồn nội sinh?
  •  
  • 155

Cồn nội sinh do cơ thể tự sinh ra, khác gì so với cồn do uống rượu bia? Nếu test độ cồn dương tính thì có coi là vi phạm luật giao thông?

Cồn nội sinh và cồn do bia rượu đều là cồn ethanol. Cồn nội sinh là cồn do cơ thể tự sinh ra, không có nồng có bất kỳ tác động khác bên ngoài.

Thực tế, cơ thể mỗi người đều độ cồn tự nhiên, dù rất nhỏ. Glucose là nguồn năng lượng ưa thích của nấm men và vi khuẩn cũng như đối với con người. Khi chúng vào cơ thể, quá trình chuyển hóa khác nhau sẽ phát sinh lượng cồn. Bởi vậy, một số trường hợp có nồng độ cồn nội sinh, hoặc nồng độ cồn phát sinh sau ăn một số loại thực phẩm thông thường, kể cả trái cây, uống rượu bia, đều giống nhau.

Cồn nội sinh và cồn do bia rượu đều là cồn ethanol.
Cồn nội sinh và cồn do bia rượu đều là cồn ethanol.

Nếu test dương tính, bạn vẫn bị coi vi phạm luật giao thông.

Tuy nhiên, thông thường cồn nội sinh trong máu nồng độ cực kỳ thấp. Các phương tiện chuyên dụng, siêu nhạy mới phát hiện dương tính được, còn phương tiện thông thường không đủ để phát hiện.

Bởi vậy, bạn không nên quá lo ngại về nồng độ cồn nội sinh. Bộ Y tế cũng cho biết tình huống này rất hy hữu, do bệnh lý hoặc cơ địa của từng người, chỉ gặp ở một số người có bệnh lý tiêu hóa, ngưỡng cũng rất nhỏ. Những trường hợp như vậy có thể yêu cầu xét nghiệm máu, kết quả sẽ chính xác tuyệt đối.

Ai có nồng độ cồn nội sinh?

Một số trường hợp có khả năng cao gây cồn nội sinh bao gồm: người bệnh gặp các vấn đề chuyển hóa, người có các bệnh lý đường tiêu hóa, đường mật, xơ gan, đái tháo đường, một số loại nấm men và có mặt ở niêm mạc của cơ thể cũng gây cồn nội sinh.

Bệnh viện có thể kiểm tra cồn nội sinh bằng cách test carbonhydrat, tức là bác sĩ sẽ cho uống một lượng glucose nhất định, sau đó định lượng lại nồng độ cồn trong máu. Nếu kết quả thấy nồng độ cồn xuất hiện và tăng lên, có thể là hiện tượng cồn nội sinh. Ngược lại, nếu không xuất hiện nồng độ cồn sẽ không phải là trường hợp có cồn nội sinh.

Tuy nhiên, khi bạn bị thổi dương tính nồng độ cồn, việc kiểm tra này rất khó áp dụng thực tế để bào chữa. Giải pháp là nên quy định một ngưỡng nồng độ cồn để phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mọi người. Song, việc không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn chỉ xảy ra với tỷ lệ rất nhỏ, bạn không cần quá lo lắng.

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng
Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc Phòng

Cập nhật: 11/03/2024 VnExpress
  • 155