Loài dơi này luôn biến mất mỗi khi đông về và đây là nguyên nhân

  •  
  • 5.077

Các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra nguyên nhân khiến loài dơi lá mũi luôn biến mất một cách bí ẩn mỗi khi mùa đông tới.

Tại Nhật Bản, có một loài dơi rất đặc biệt thuộc họ dơi lá mũi (horsesho bat) mang tên Rhinolophus cornutus. Chúng đặc biệt ở chỗ vào mùa đông, người ta tuyệt nhiên không tìm thấy bất kỳ con dơi lá mũi nào.

Sự biến mất bí ẩn của chúng vào mùa đông đã khiến nhiều nhà môi trường học phải đau đầu trong nhiều năm. Chúng biến đi đâu cơ chứ? Và đến nay, một nhà nghiên cứu người Nhật - Kei Nomiyama đã trả lời được câu hỏi này: chúng trốn trong các hang động, đường hầm nhân tạo tại thành phố Kochi - đảo Shikoku (Nhật).


Hơn 4.000 con dơi ngủ đông trong cái hang nhân tạo.

Nomiyama cho biết: "Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm nơi ẩn náu của loài dơi này trong mùa đông, nhưng đều tốn công vô ích. Cuối cùng, chúng tôi đã tìm thấy cái hang này, và nó thực sự có ý nghĩa rất lớn".

Loại dơi này trốn trong các hang động, đường hầm nhân tạo tại thành phố Kochi - đảo Shikoku (Nhật).
Loại dơi này trốn trong các hang động, đường hầm nhân tạo tại thành phố Kochi - đảo Shikoku (Nhật).

Phải mất khá nhiều năm tìm tòi, Nomiyama mới xác định được nơi lẩn trốn của loài dơi này. Chúng là loài dơi bản địa tại Nhật.

Trong những tháng mùa đông gió rét, nhiệt độ chỉ trên ngưỡng đóng băng, loài dơi này sẽ ngủ đông.

Số lượng loài dơi này đang sụt giảm nghiêm trọng.
Số lượng loài dơi này đang sụt giảm nghiêm trọng.

Và tuy không có trong danh sách lo ngại của Sách Đỏ, số lượng loài dơi này đang sụt giảm nghiêm trọng do môi trường sống bị phá hủy. Theo các chuyên gia, hiện chỉ còn khoảng 41.000 cá thể dơi ngoài tự nhiên. Đây là con số quá thấp, sụt giảm tới 67% so với thập niên 90 của thế kỷ XX.

Ông Nomiyama chia sẻ: "Số lượng của dơi giảm dần mỗi năm tại Nhật. Nguyên nhân có thể đến từ các hành động phá hủy môi trường của con người".

Cập nhật: 29/01/2016 Theo Trí Thức Trẻ
  • 5.077