Phát hiện loài người đã từng có tới 2 đuôi

  •   4,45
  • 3.889

Con người trong quá trình tiến hóa đã mất đi chiếc đuôi của mình. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới gần đây cho thấy chúng ta đã mất đuôi, không chỉ một mà tới tận 2 lần.

Phát hiện này được công bố trên tạp chí Current Biology của Mỹ. Không chỉ giúp giải thích tại sao chúng ta không có một cái đuôi vung vẩy như chó, mèo hay khỉ... mà nghiên cứu còn làm sáng tỏ lý do tất cả chúng ta có một xương cụt và bắt đầu cuộc sống với một chiếc đuôi thực sự dần dần biến mất.

"Những chiếc đuôi thịt (fleshy tail) xuất hiện từ rất sớm trong những tổ tiên có xương sống đầu tiên của chúng ta và được tìm thấy trong những phôi thai vài tuần tuổi, vì vậy sẽ rất khó khăn để loại bỏ chúng hoàn toàn mà không gây ra các vấn đề khác. Kết quả, cả loài cá và con người đều tăng trưởng còi cọc, để lại một cái đuôi bị thoái hóa như chân của cá voi", tác giả Lauren Sallan cho biết.

Cùng tìm hiểu nguồn gốc tàn tích đuôi bí ẩn này đưa chúng ta trở lại với loài cá. Trong nghiên cứu này, Sallan, trợ lý giáo sư tại Đại học Pennsylvania đã phân tích cá hóa thạch Aetheretmon mới nở 350 triệu năm tuổi. Tổ tiên xa xôi của động vật trên cạn ngày nay có cả một đuôi thịt và một vây đuôi linh hoạt ở một vị trí khác.

 Tổ tiên xa xôi của động vật trên cạn ngày nay có cả một đuôi thịt và một vây đuôi linh hoạt ở một vị trí khác.
Tổ tiên xa xôi của động vật trên cạn ngày nay có cả một đuôi thịt và một vây đuôi linh hoạt ở một vị trí khác.

Sallan phát hiện thấy những cấu trúc này hoàn toàn riêng biệt. Bằng cách so sánh các con Aetheretmon non với những cá đang sống ngày nay, cô phát hiện ra rằng hai "đuôi" bắt đầu chui ra từ một chóp đỉnh khác và sau đó phát triển riêng biệt. Phát hiện này đã làm đảo lộn niềm tin khoa học đã tồn tại hơn hai thế kỷ cho rằng những con cá lớn vây đuôi hiện đại chỉ đơn giản là thêm vào phần cuối một cái đuôi của tổ tiên chung với động vật trên cạn.

Sự đứt quãng này có nghĩa là hai đuôi này đi trên hai con đường tiến hóa riêng của chúng. Cá mất đuôi thịt và giữ lại đuôi linh hoạt để cải thiện khả năng bơi của chúng. Chỉ có vây được giữ lại cho phép cá chuyển động uyển chuyển hơn, trong khi một cái đuôi thịt cơ bắp sẽ gây cản trở cho việc bơi lội.

Những con cá đã tiến hóa để trở thành động vật lưỡng cư và sau đó là những động vật đất liền mất vây linh hoạt phía sau, nhưng vẫn giữ lại "cục thịt", qua thời gian trở thành phần phụ quen thuộc mà chúng ta thấy trên chó, mèo, bò và nhiều động vật khác. Như chó chẳng hạn, đuôi rất hữu dụng trong việc giao tiếp, đuổi côn trùng và một số chức năng khác.

Vượn trưởng thành, bao gồm cả tổ tiên loài người, thực hiện quá trình mất đuôi một bước xa hơn. Sallan cho biết: "việc mất đuôi xương còn lại giúp cử động thẳng tốt hơn. Giống như cá, những tàn tích của một cái đuôi xương trong phôi ở vị trí dưới lưng, là xương cụt, không phát triển do mất các tín hiệu phân tử (nếu không có điều này xảy ra, nó có thể phát triển dài ra như một cánh tay hoặc chân). Như vậy, phôi của con người và loài cá có chung cơ chế để kiểm soát sự hình thành đuôi".

Các mẫu hóa thạch loài vượn thuở sơ khai thu nhận được thường không lớn, nhưng từ thời điểm loài vượn người mất đuôi, Sallan cho rằng tổ tiên loài linh trưởng của chúng ta bị mất đuôi khi chúng bắt đầu đi trên hai chân. Những con khỉ thường đi theo cách này có đuôi còi cọc, kém phát triển tiếp tục chứng minh rằng đuôi có thể cản trở việc di chuyển khi đứng thẳng.

Cập nhật: 19/12/2016 Theo VnExpress
  • 4,45
  • 3.889