Quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyu-ji

Di sản văn hóa thế giới tại Nhật Bản
  •  
  • 2.144

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyuji, Nara của Nhật Bản là Di sản văn hóa thế giới năm 1993.

Quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyu-ji gồm 48 di tích kiến trúc thuộc chùa Horyuji và chùa Hoki-ji ở thị trấn Ikaruga, tỉnh Nara.

Quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyu-ji gồm 48 di tích kiến trúc thuộc chùa Horyuji và chùa Hoki-ji ở thị trấn Ikaruga, tỉnh Nara.

Chùa Horyuji (Pháp Long tự) được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 7, theo lệnh của hoàng tử Shotoku (574-622), người đã đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo vào Nhật Bản. Đến nay, ngôi chùa này là một trong những công trình kiến trúc bằng gỗ cổ và quan trọng nhất thế giới. Những kiệt tác kiến trúc bằng gỗ không chỉ quan trọng đối với lịch sử mỹ thuật mà còn là những minh chứng cho sự phát triển kiến trúc. Chùa Horyuji cũng là minh họa xác thực cho sự thích nghi của kiến trúc Phật Giáo, Trung Quốc khi du nhập vào Nhật Bản đã trải qua sự chắt lọc để kết hợp với văn hóa bản địa tạo nên một kiến trúc mới.

Chùa Horyuji (Pháp Long tự) được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 7

Chùa Horyuji được hoàng tử Shotoku ra lệnh xây dựng nhưng ông đã qua đời trước khi chùa hoàn thành. Chùa Horyuji có Tây viện và Đông viện ( thế kỷ thứ 8). Năm 670, trong một trận hỏa hoạn lớn ngôi chùa đã bị thiêu rụi gần như hoàn toàn khu vực Tây viện. Không lâu sau đó, người ta đã cho xây dựng lại ngôi chùa tuy nhiên không xây đúng trên vị trí ban đầu xây ở phía Đông chính là Đông viện. Đông viện được hoàn thành vào thế kỷ thứ 8. Chùa được xây dựng chủ yếu bằng gỗ, cho đến nay gỗ khu vực chính điện, cổng trong và một phần của hành lang bao quanh chùa là những loại gỗ lâu đời nhất trên thế giới, có niên đại khoảng cuối thế kỷ thứ 7 đầu thế kỷ thứ 8.

Ngôi chùa này là một trong những công trình kiến trúc bằng gỗ cổ và quan trọng nhất thế giới.

Mặc dù tại Nhật Bản có một số ngôi chùa khác lâu đời hơn chùa Horyuji nhưng chùa Horyuji vẫn được lựa chọn là nơi cử hành các nghi lễ lớn và là ngôi chùa thường xuyên diễn ra các sự nhất nhiều nhất tại Nhật Bản. Chùa Horyuji gồm: Già lam Tây viện và Già lam Đông viện. Già lam Tây viện với trung tâm là Kim đường (điện thờ chính của tự viện với màu sắc chủ đạo là màu vàng) và Ngũ Trùng tháp (tòa tháp 5 tầng) được bao bọc bởi một hệ thống hành lang. Già lam Đông viện với trung tâm là Mộng điện cũng được bao bọc bởi một hệ thống hành lang. Ngũ Trùng tháp và Kim đường của Già lam Tây viện được bố trí đối xứng trái phải. Cách sắp xếp như vậy tạo nên một phong cách kiến trúc riêng biệt gọi là "Phong cách Pháp Long tự". Ngôi già lam đầu tiên nay chỉ còn sót lại vết tích của Tâm sở tháp ở Đông Nam Già lam Tây viện.

Chùa được xây dựng chủ yếu bằng gỗ, cho đến nay gỗ khu vực chính điện, cổng trong và một phần của hành lang bao quanh chùa là những loại gỗ lâu đời nhất trên thế giới, có niên đại khoảng cuối thế kỷ thứ 7 đầu thế kỷ thứ 8.

Có thể nói chùa Horyuji là một bảo tàng cổ vật lớn của Nhật Bản với nhiều di sản được xếp hạng bảo vật quốc gia. Ở Kim đường (Già lam Tây viện) có bộ tam tượng Thích Ca với nghệ thuật chạm khắc tạo hình hào quang hết sức tinh tế, hào quang lớn phủ lấy cả 3 tượng với rìa hào quang có chạm khắc các phi thiên được gọi là "3 tượng 1 hào quang" với tổng trọng lượng 236,5kg. Bộ tam tượng Thích Ca được tạo nhằm mục đích cầu cho Thánh Đức thái tử khỏi bệnh. Tượng được tạo nửa chừng thì thái tử băng, nên hoàn thành vào năm 623 (năm Suy cổ thiên hoàng 31).

Chùa Horyuji được lựa chọn là nơi cử hành các nghi lễ lớn và là ngôi chùa thường xuyên diễn ra các sự nhất nhiều nhất tại Nhật Bản.

Gian phía Đông của Kim đường có tượng Phật Dược Sư. Gian phía Tây có tượng Phật A Di Đà. Ở 4 góc Tu Di Đàn của Kim đường có tượng Tứ Thiên Vương bằng gỗ. Ở hai phía trái phải bộ tam tượng Thích Ca có Cát Tường Thiên và Tỳ Sa Môn Thiên với niên đại từ thời Bình An (Hean). Phía sau mặt Bắc của Kim đường là tượng đắp có niên đại thời Nại Lương (Nara)... Ngoài ra, ở Kim đường còn có các bích họa mô tả cảnh Tịnh độ A Di Đà, tượng Cửu Diện Quan Âm, tượng Quan Âm Bách Tế, tượng Quan Âm cứu thế, tượng Quan Âm đảo mộng, tam tượng A Di Đà...

Ở Mộng điện (Già lam Đông viện) có tượng Đạo Thuyên đại sư (người đã trùng tu Đông viện), tượng Hành Tín đại sư và tượng Quan Âm cứu thế. Tượng Quan Âm cứu thế cũng là một trong những quốc bảo Nhật Bản của chùa Horyuji....

Có thể nói chùa Horyuji là một bảo tàng cổ vật lớn của Nhật Bản với nhiều di sản được xếp hạng bảo vật quốc gia.

Chùa Horyuji được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (i), (ii), (iv),(vi)

Tiêu chí (i): Các di tích Phật gióa trong khu vực quần thể kiến trúc chùa Horyuji là những kiệt tác kiến trúc bằng gỗ của thế giới.

Tiêu chí (ii): Quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyu-ji là những công trình kiến trúc Phật Giáo lâu đời nhất ở Nhật Bản và có một ảnh hưởng lớn tới sự hình thành của các công trình kiến trúc tôn giáo sau đó tại Nhật Bản.

Tiêu chi (iv): Quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyu-ji là minh chứng cho sự thích nghi của kiến trúc Phật giáo Trung Quốc khi vào Nhật Bản đã có sự kết hợp để tạo nên một phong cách bản địa riêng biệt.

Tiêu chí (vi): Quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyu-ji là tiền đề cho sự phát triển văn hóa Phật giáo của khu vực.

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyuji, Nara của Nhật Bản là Di sản văn hóa thế giới năm 1993.

Không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc, mỹ thuật và lịch sử...chùa Horyuji còn là điểm đến thu hút khách thăm quan tại Nhật Bản bởi vẻ đẹp đặc biệt nơi này.Không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc, mỹ thuật và lịch sử...chùa Horyuji còn là điểm đến thu hút khách thăm quan tại Nhật Bản bởi vẻ đẹp đặc biệt nơi này.

Theo disanthegioi.info
  • 2.144