Quảng trường Bruxelles

Di sản văn hóa thế giới tại Bỉ
  •  
  • 480

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Quảng trường Bruxelles của Bỉ là Di sản văn hóa thế giới năm 1998.

Quảng trường Bruxelles của Bỉ được coi là một biểu tượng của thành phố chỉ sau Công trình Atomium và Đài phun nước Maneken Pis.

Quảng trường Bruxelles của Bỉ được coi là một biểu tượng của thành phố chỉ sau Công trình AtomiumĐài phun nước Maneken Pis. Quảng trường Bruxelles được hình thành sau khi công trình Tòa thị chính và một số công trình khác cùng với các khu phố lân cận hình thành.

Trước kia đây vốn là khu chợ với một hệ thống các nhà lồng dành cho buôn bán, kinh doanh.

Trước kia đây vốn là khu chợ với một hệ thống các nhà lồng dành cho buôn bán, kinh doanh. Nếu đến Bỉ ngày hôm nay và đến thăm Quảng trường Bruxelles, khách du lịch khó có thể hình dung được một nơi đẹp và rộng lớn như vậy lại vốn là một khu chợ.

Toàn cảnh kiến trúc và quy hoạch chung tại Quảng trường Bruxelles.

Nổi bật nhất tại quảng trường Bruxelles là công trình Tòa thị chính. Chính quyền thành phố đã xây dựng Tòa thị chính năm 1402 và được sửa chữa hoàn thiện nhiều lần sau đó. Tòa thị chính hiện nay du khách nhìn thấy được sửa chữa lần cuối cùng vào năm 1455. Kiến trúc sư đầu tiên thiết kế Tòa thị chính là Jacob van Thienen. Chính giữa Tòa thị chính có tháp cáo 97m được thiết kế theo kiến trúc Gothic. Điều đặc biệt của công trình kiến trúc này đó là hai bên cánh nhà không đối xứng hoàn toàn bởi được xây dựng qua nhiều giai đoạn khác nhau trong một khoảng thời gian khá dài. Đầu tiên người ta chỉ định xây bên cánh trái sau đó nhiều năm phần kiến trúc bên phải mới được xây dựng tiếp. Tháp cao ngất ở giữa tháp được xây dựng cuối cùng, 5 năm sau khi hoàn thành công trình bên phải người ta mới tiến hành xây dựng tháp. Kiến trúc sư Jean Van Ruysbroek là người thiết kế và phụ trách xây dựng tháp này.

Nổi bật nhất tại Quảng trường Bruxelles là Tòa thị chính thành phố.

Vào cuối thế kỷ 17, Tòa thị chính bị hư hại nặng nề bởi chiến tranh do quân đội Pháp gây ra. Đến thế kỷ 18, người dân đã cùng chính quyền thành phố đã khôi phục lại công trình này. Hầu hết các công trình tại quảng trường Bruxelles trong đó có Tòa thị chính của ngày hôm nay là thành quả từ nhiều lần tu bổ trong suốt thế kỷ 19 và 20.

Tòa nhà được xây dựng với kiến trúc vô cùng độc đáo và được xây dựng trong nhiều năm từ năm 1402 cho tới năm 1455 mới thực sự hoàn thành.

Bên cạnh Tòa thị chính, khu vực quảng trường Bruxelles còn có một số kiến trúc đẹp khác trong đó có thể kể đến Nhà Broodhuis, căn nhà này được xây dựng lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 13, lúc đó nhà được xây dựng bằng gỗ vốn dùng để làm cửa hàng bán bánh mì. Đến thế kỷ 15, căn nhà gỗ được thay thế bằng ngôi nhà xây bằng đá và được dành cho công tước Braband. Thời điểm đó căn nhà được gọi là Maison du Duc. Khi đất của công tước Braband rơi vào tay dòng họ Habsburg, ngôi nhà được gọi là Maison du Roi và tên gọi này được giữ nguyên cho đến hiện tại. Năm 1873, chính quyền thành phố đã giao cho kiến trúc sư Victor Jamaer sửa lại cấu trúc của các bức tường chân quanh ngôi nhà để kiến trúc của ngôi nhà thành kiểu kiến trúc tân Gothic.

 Điều khiến du khách đặc biệt chú ý trong kiến trúc tòa thị chính là ngọn Tháp cáo 97 mét ở chính giữa.

Các dãy phố xung quanh quảng trường Bruxelles cho đến nay vẫn giữ nguyên tên gọi từ thời kỳ đầu còn là khu chợ. Tên gọi thời đó được đặt theo ngành nghề buôn bán của khu phố như: phố pho mát, phố hàng than, phố cá trích, phố bơ... Trong những khu phố này còn có một nhà máy sản xuất rượu bia nay được sửa lại thành bảo tàng bia.

Các dãy phố xung quanh quảng trường Bruxelles cho đến nay vẫn giữ nguyên tên gọi từ thời kỳ đầu còn là khu chợ

Trong suốt quá trình lịch sử của mình, quảng trường Bruxelles là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử. Ngày 01 tháng 7 năm 1523, hai tín đồ của đạo tin lành là Henri Voes và Jean Van Eschen đã bị Tòa án Dị giáo thiêu trên giàn lửa ở đây. Tháng 5 năm 1568, bá tước Egmont và bá tước Hom cũng bị chém đầu tại quảng trường này.

Khu vực Quảng trường là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử và cho đến nay đây vẫn là nơi tổ chức nhiều chương trình quan trọng của thành phố

Năm 1695, đạo quân Pháp gồm 70.000 người dưới quyền chỉ huy của tướng Francois de Neufville đã đánh vào trung tâm thành phố liên tục trong 3 ngày bằng súng cối và đại bác. Trận chiến này đã thiêu rụi hầu hết các công trình trong trung tâm thành phố, Tòa thị chính chỉ còn lại bức tường bằng đá, một vài công trình khác còn nguyên vẹn và một số khác thì hư hỏng nghiêm trọng.

Hiện nay, khu vực quảng trường Bruxelles vẫn tiếp tục là nơi diễn ra những sự kiện và lễ hội hay festival quan trọng của thành phố. Vào bất kể mùa nào và thời gian này, xung quanh khu vực quảng trường luôn luôn tấp nập. Bởi bên cạnh vẻ đẹp cổ kính, tráng lệ của các công trình kiến trúc của khu vực này thì nơi dừng chân lý tưởng cho khách du lịch bởi không gian rộng, thoáng với khung cảnh rất nên thơ, lãng mạn.

Xung quanh khu vực quảng trường luôn luôn tấp nập.

Những khu phố với tên gọi vẫn được giữ nguyên từ thời trung cổ như: phố pho mát, phố bơ, phố hàng than..

Bên cạnh đó còn có tòa nhà trước kia vốn là nhà máy sản xuất bia truyền thống nay đã được sửa chữa thành Bảo tàng bia phục vụ du khách thăm quan....

Cập nhật: 14/01/2016 Theo disanthegioi.info
  • 480