Loại ''thần dược'' chữa viêm họng và giải độc gan này có thể tìm thấy ở bất cứ đâu, giá bán chỉ từ 30.000 VNĐ/kg.
Quýt là loại quả quen thuộc và được nhiều người yêu thích vì có hương thơm thanh mát cùng vị ngọt dịu dễ ăn. Dù là loại quả ''quen mặt'', dễ mua nhưng rất nhiều người chưa biết đến những công dụng tuyệt vời của quýt. Hầu hết, chúng ta chỉ ăn phần tép mà bỏ qua phần vỏ của quả quýt, được biết đến là một trong những loại thảo dược chữa bệnh vô cùng hiệu quả.
Tại Trung Quốc, nếu quả quýt được ưa chuộng 1, thì vỏ quýt được quý gấp 10 lần. Thậm chí ở tỉnh Quảng Đông, vỏ quýt khô (hay gọi là trần bì) còn được người dân tại đây coi là 1 trong 3 bảo vật quý giá bậc nhất bên cạnh gừng và rơm khô. Chưa hết, giá trị của vỏ quýt được người ta đánh giá dựa trên thời gian phơi khô. Tức là, vỏ quýt càng được phơi lâu sẽ có giá bán càng cao.
Vỏ quýt chứa nhiều thành phần có ích.
Lý do vỏ quýt được nhiều người chân quý như vậy là bởi, chúng chứa nhiều thành phần có ích như: khoảng 3,8% lượng tinh dầu tạo mùi hương dễ chịu, flavonoid có tính chất chống oxy hóa hiệu quả, vitamin C giúp tăng cường sản xuất collagen và các thành phần khác như: phytochemical, chất xơ, acid citric và kali... cần thiết cho cơ thể.
Theo Đông Y, vỏ quýt vị cay đắng, tính ôn, vào tỳ, phế nên có tác dụng làm ấm dạ dày, kiện tỳ, lý khí, hoá đờm, tiêu tích, chỉ khái. Vỏ quýt có thể sử dụng để làm giảm nôn nấc, ăn kém chậm tiêu, viêm khí phế quản hay ho đờm nhiều.
Những cơn ho dai dẳng suốt ngày dài luôn gây ra cảm giác khó chịu do hệ hô hấp bị kích thích liên tục khiến việc sinh hoạt bị gián đoạn. Để giảm tình trạng này, bạn có thể sử dụng vỏ quýt phơi khô. Theo đó, vỏ quýt khô sẽ phát huy tác dụng trong việc ức chế lại hoạt động của tụ cầu khuẩn, kháng viêm, chống dị ứng… làm giảm tình trạng ho và viêm họng lâu ngày.
Cách chế biến: Cho 5g vỏ quýt đã phơi khô cắt nhỏ vào 200ml nước rồi đun sôi. Cho thêm lượng nhỏ gừng tươi và đường đỏ hoặc mật ong rồi uống khi còn nóng. Bên cạnh vỏ quýt phơi khô, bạn cũng có thể dùng vỏ quýt tươi hoặc vỏ cam để trị ho, viêm họng.
Vỏ quýt có rất nhiều chất xơ, vitamin A,C, B1, B3…
Trong quả và vỏ quýt có rất nhiều chất xơ, vitamin A,C, B1, B3… có công dụng tốt cho cơ thể. Nếu như các tép quýt mọng nước giúp bổ sung nước cho cơ thể, thì tinh dầu của vỏ quýt thơm khiến cơ thể sảng khoái. Đồng thời, chất oxy hóa có trong quýt sẽ kích thích hoạt động của enzim, thúc đẩy quá trình giải độc gan tốt hơn.
Cách chế biến: Bạn có thể kết hợp vỏ quýt với mạch nha và hoa cúc khô để làm tăng hiệu quả công dụng giải độc gan.
Đem vỏ quýt và hoa cúc khô đi hãm nước uống sẽ giúp sáng mắt, thải độc gan hiệu quả. Nụ hoa cúc còn chứa nhiều axit amin, có vị đắng có tác dụng kích thích kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch. Với mạch nha, chúng có công dụng làm dịu gan, giảm phiền muộn, tiêu thức ăn. Còn vỏ quýt giúp điều hòa khí và tốt cho dạ dày.
Nước ngâm của vỏ quýt khô còn có những tác dụng tích cực như ngăn ngừa táo bón và giảm đầy hơi. Theo đó, khi gặp phải hiện tượng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu sau khi ăn, nước vỏ quýt khô sẽ giúp cải thiện những triệu chứng khó chịu này, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt và tăng cường lưu thông khí huyết.
Cách chế biến: Nướng phồng khoảng 30g vỏ quýt, sau đó tán mịn để pha nước uống, hoặc thái nhỏ vỏ quýt rồi pha với nước nóng để uống.
Tinh dầu từ vỏ quýt còn có tác dụng dưỡng da khô, nứt nẻ.
Theo các chuyên gia, trong bỏ quýt có 3.8% lượng tinh dầu với hương thơm nhẹ nhàng, thanh mát. Lượng tinh dầu này có khả năng làm giảm thiểu các vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng. Do đó, vỏ quýt được rất nhiều người sử dụng để khử mùi hôi miệng.
Cách chế biến: Lấy một lượng vỏ quýt nhỏ cho vào mồm nhai để khử mùi. Có thể sử dụng hàng ngày, sau những bữa ăn.
Bên cạnh công dụng trị hôi miệng, tinh dầu từ vỏ quýt còn có tác dụng dưỡng da khô, nứt nẻ và cung cất độ ẩm cho da. Bạn cũng có thể sử dụng hỗn hợp này bôi lên vùng da bị nứt nẻ sẽ giúp da mau lành và mềm mại.
Cách chế biến: Nghiền nhỏ vỏ quýt tươi và trộn cùng với 1 trong số loại tinh dầu như dầu dừa hoặc dầu hạt nho. Sau đó bôi hỗn hợp lên bàn chân, gót chân,để làm sáng mịn vùng da đó.
Nước ngâm của vỏ quýt khô còn có những tác dụng tích cực như ngăn ngừa táo bón.
Với những người mắc chứng khó ngủ, hãy thử sử dụng vỏ quýt để giúp bản thân ngủ ngon hơn.
Cách chế biến: Lấy vỏ quýt tươi hoặc khô của 3 -4 quả cho vào đun với nước sôi trong khoảng 1 tiếng. Lúc này vỏ quýt sẽ tiết ra lượng tinh chất với hương thơm dễ chịu. Sau đó hòa với nước ấm và ngâm mình từ 15 - 30 phút. Phương pháp này sẽ giúp thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng, mệt mỏi để bạn đi vào giấc ngủ nhanh và dễ dàng hơn.
Trong vỏ quýt chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp làn da chống lại các gốc tự do, giảm nếp nhăn và tình trạng da chảy xệ. Hơn nữa, hàm lượng vitamin C dồi dào trong vỏ quýt còn có khả năng làm sạch, làm thông thoáng lỗ chân lông hiệu quả. Đây cũng là thành phần có chức năng dưỡng sáng da, giảm các đốm đen, thâm nám trên da. Chính vì vậy, vỏ quýt là loại thảo dược được nhiều chị em lựa chọn để dưỡng da hàng ngày.
Lượng tinh dầu có mùi hương dễ chịu trong vỏ quýt có hiệu quả trong việc hạn chế và ngăn ngừa cảm giác khó chịu, chóng mặt, buồn nôn khi đi xe đường dài.
Vỏ quýt chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp làn da chống lại các gốc tự do.
Nhiều người thường xuyên bị ghê răng khi ăn đồ chua, đồ lạnh mà không biết cách cải thiện như thế nào. Thực ra, bạn có thể sử dụng vỏ quýt để hỗ trợ giảm thiểu tình trạng này. Cách thức thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng tinh chất từ vỏ quýt pha với nước lọc rồi đem uống là xong.
Muốn trị chứng lạnh bụng và buồn nôn, bạn hãy cho hỗn hợp vỏ quýt và gừng tươi vào nước rồi đun sôi, nên uống khi hỗn hợp này còn nóng để phát huy hiệu quả tốt nhất.
Bên cạnh những lợi ích cho da và sức khỏe, vỏ quýt còn giúp nuôi dưỡng mái tóc hiệu quả. Trước khi gội đầu, bạn hãy ủ tóc bằng nước đã được đun sôi với vỏ quýt ít nhất trong 30 phút. Phương pháp sẽ giúp tóc thêm sáng bóng và loại bỏ gàu cũng như các vấn đề về da đầu.