Di chỉ khảo cổ Kernavé - Di sản văn hóa thế giới tại Litva

  •  
  • 311

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Di chỉ khảo cổ Kernavé của Litva là Di sản văn hóa thế giới 2004.

Di chỉ khảo cổ Kernavé

Di chỉ khảo cổ Kernavé nằm trong thung lũng sông Neris thuộc khu vực Baltic của Châu Âu. Khu vực này là một minh chứng đặc biệt cho đời sống của cư dân tại đây trong suốt 10 thiên niên kỷ.

Di chỉ khảo cổ Kernavé là một khu vực gồm thị trấn Kernavé, pháo đài, địa điểm khảo cổ, các khu vực định cư của dân thường, nền móng và vết tích của những pháo đài từ thời Trung cồ...

Nhiều công trình kiến trúc quan trọng đã được xây dựng tại đây trong suốt quá trình hình thành và phát triển của thị trấn

Trong suốt một khoảng thời gian dài, khu vực này đã rất hưng thịnh và là nơi phồn thịnh với nhiều pháo đài và hệ thống phòng thủ quan trọng của thị trấn Kernavé. Đây cũng là thị trấn cổ quan trọng trong lịch sử của Litva. Cho đến thế kỷ thứ 14, các pháo đài bị phá hủy bởi đế chế Teuton, cho đến nay chỉ còn những dấu tích của nó còn xót lại.

Khu vực di chỉ Kernavé đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới của Litva

Cả khu vực khảo cổ rộng tới 194,4 ha với nhiều di chỉ quan trọng với ngành khảo cổ tại Litva. Nơi đây lưu giữ nhiều minh chứng văn hóa từ thời kỳ đồ đá có giá trị đến nay vẫn đang tiếp tục được giới khảo cổ học nghiên cứu, tìm hiểu.

Trong suốt nhiều thế kỷ thị trấn đã có giai đoạn phồn thịnh với số lượng dân cư đông

Di chỉ khảo cổ Kernavé của Litva được Unesco công nhận theo các tiêu chí (iii), (iv).

Tiêu chí (iii): Di chỉ khảo cổ Kernavé là minh chứng đặc biệt cho sự phát triển của các khu định cư của cộng người trong khu vực biển Baltic của Châu Âu trong khoảng thời gian dài tới 10 thiên niên kỷ.

Tiêu chí (iv): Trong khu vực Di chỉ khảo cổ Kernavé có những công trình kiến trúc của lịch sử tôn giáo mà cụ thể ở đây là Kito giáo.

Từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ 4 sau công nguyên, khu vực hai bên bờ sông Neris bắt đầu xuất hiện những nhóm người sinh sống

Đến khoảng thế kỷ thứ 11,12 khu vực thị trấn Kernavé có những bước phát triển quan trọng

Đến giữa thế kỷ 14, thị trấn bị tấn công và tàn phá bởi đế chế Teuton

Những cổ vật khai quật được từ khu di chỉ Kernavé
Những cổ vật khai quật được từ khu di chỉ Kernavé

Trong lịch sử của Litva thì từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ 4 sau công nguyên, khu vực hai bên bờ sông Neris bắt đầu xuất hiện những nhóm người sinh sống, theo thời gian các khu định cư lớn dần và ngày càng phát triển. Trong một cuộc di cư lớn vào cuối thời kỳ La Mã, nhiều làng mạc và các công trình, công sự gỗ đã bị phá hủy và đốt cháy... từ đó khu vực thung lũng hai bên bờ sông bị bỏ hoang. Những năm sau đó, khu vực này liên tục phải hứng chịu thời tiết xấu, ngập nước, sạt lở... cư dân sống tại đây phải di chuyển lên những khu vực cao hơn như những triền đồi bên sông để cư trú.

Những di vật khai quật được tại Di chỉ hiện được lưu giữ trong các bảo tàng tại LitvaNhững di vật khai quật được tại Di chỉ hiện được lưu giữ trong các bảo tàng tại Litva

Đến khoảng thế kỷ thứ 11,12 khu vực thị trấn Kernavé có những bước phát triển quan trọng. Thế kỷ thứ 12 và 13 là giai đoạn nhiều lâu đài, công trình quân sự được xây dựng tại đây nhất. Cho đến giữa thế kỷ thứ 13, thị trấn thực sự phát triển rực rỡ với nhiều ngành nghề thủ công đa dạng và kinh tế ổn định. Nhiều công trình kiến trúc đẹp và quy mô cũng được xây dựng thêm trong giai đoạn này. Cũng vào thời kỳ này, đạo Kito giáo theo những nhà truyền giáo nước ngoài đã xâm nhập vào từ trước đó thực sự phát triển và trở nên phổ biến. Đạo Kito giáo tại thị trấn Kernavé có sự giao thoa với những khu vực lân cận khác và thay đổi để tự thích ứng với môi trường nơi đây.

Các nhà khảo cổ tiến hành khai quật tại khu di chỉ

Trong suốt thời gian dài tồn tại trong lịch sử của mình, thị trấn cổ Kernavé hưng thính nhất vào giai đoạn từ thế kỷ 13 đến đầu thế kỷ 14. Đến giữa thế kỷ 14, thị trấn bị tấn công và tàn phá bởi đế chế Teuton. Sau khi chiến tranh kết thúc, thị trấn cũng không được xây dựng lại và bị bỏ hoang. Người dân đã bỏ nơi này để di cư lên những khu vực cao hơn sinh sống. Thị trấn cổ bị bao phủ bởi phù sa, bùn lầy và bị lãng quên trong một thời gian dài.

Những cổ vật được tìm thấy trong các đợt khai quật tại Di chỉ được lưu giữ và trưng bày trong các bảo tàng quốc gia tại Litva. Cho đến nay, hàng năm vẫn có các nhóm nghiên cứu và các nhà khảo cổ quốc tế đến đây tìm hiểu và tiến hành các cuộc khai quật.

Cập nhật: 23/02/2016 Theo disanthegioi.info
  • 311