Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Khu vực khảo cổ Takht-E Soleyman của Iran là Di sản văn hóa năm 2003.
Các địa điểm khảo cổ Takht-E Soleyman nằm trong một thung lũng vốn là khu vực phun trào của núi lửa tại phía tây bắc Iran. Trong khu vực khảo cổ này có các công trình kiến trúc đáng chú ý gồm đền thờ và cung điện. Di sản này mang ý nghĩa tượng trưng và là nơi thờ cúng các vị thần liên quan đến lửa và nước – những yếu tố chính phục vụ cho đời sống của người cổ đại. Trung tâm của khu khảo cổ có một hồ nước rộng khoảng 60 mét, bên bờ hồ là đền thờ thần lửa Zoroastrian và đền thờ thần nước Anahita cùng với cung điện hoàng gia.
Trong thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, khi Takht-E Soleyman nằm dưới sự kiểm soát của triều đại Sassanid, khu vực này tiếp tục mở rộng. Một bức tường khổng lồ được xây dựng thêm để bao bọc các công trình kiến trúc đồng thời cũng là hệ thống phòng hộ.
Trong thế kỷ thứ 6, một vài công trình đã được xây dựng bổ xung như Khosrow-Anushrivan - những ngôi đền lớn và chỗ ở để phục vụ số lượng lớn khách hành hương đến Takht-E Soleyman. Khosrow II tiếp tục mở rộng vào đầu thế kỷ thứ 7. Trong đầu thế kỷ thứ 7, sau khi những người La Mã đánh bại Khosrow II thì họ bắt đầu cướp bóc và phá hủy Takht-E Soleyman cũng như đền Fire Adur Gushasp. Bắt đầu từ khoảng thời gian này, lượng người hành hương đến đây bắt đầu giảm dần cho đến khi nơi này bị chìm vào quên lãng và bỏ hoang.
Khu vực khảo cổ Takht-E Soleyman với các di tích, hiện vật còn sót lại đã dược Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 2003.
Thế kỷ 13 và 14, quân Mông Cổ tràn qua vùng này và Takht-E Soleyman lại được phục hồi trong một thời gian ngắn. Thời gian được trung tu và sử dụng lại tuy không dài nhưng trong quãng thời gian này, nhiều toàn nhà và công trình kiến trúc công cộng đã được xây thêm. Sau khi những công trình xây mới hoàn tất và các công trình cũ được trùng tu sau một thời gian dài bị bỏ hoang, người ta lại sử dụng lại địa điểm này thêm 1 lần nữa và nó tiếp tục tồn tại vài thế kỷ tiếp theo. Tuy nhiên không bao giờ, khu vực này có thể phát triển rực rỡ được như trong thời đại Sassanid. Cho đến thế kỷ 17, sau 4 thế kỷ kể từ khi người Mông Cổ đến địa điểm này, nơi đây lại một lần nữa chìm vào quên lãng và bị bỏ hoang.
Mãi đến đầu thế kỷ thứ 20, Takht-E Soleyman bắt đầu được các nhà khỏa cổ học Phương Tây chú ý và tiến hành các cuộc nghiên cứu, khai quật.
Những công trình kiến trúc tiêu biểu tuy đã bị tàn phá một phần hoặc hoàn toàn chỉ còn lại phần móng cũng đủ để chứng minh một thời kỳ hưng thịnh và phát triển tại khu vực này.
Khu vực khảo cổ Takht-E Soleyman được Unesco công nhận theo các tiêu chí (i), (ii), (iii), (iv), (vi)
Tiêu chí (i): Khu vực khảo cổ Takht-E Soleyman là một quần thể kiến trúc nổi bật của hoàng gia được tạo ra trong thời kỳ Sassanid
Tiêu chí (ii): Thành phần và kiến trúc tại Khu vực khảo cổ Takht-E Soleyman được tạo ra dưới thời kỳ Sassanid đã tạo nên sức ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ trong sự phát triển kiến trúc tôn giáo và còn trong các nền văn hóa khác.
Tiêu chí (iii): Khu vực khảo cổ Takht-E Soleyman là minh chứng đặc biệt về sự thờ cúng các vị thần thiên nhiên trong một thời gian dài.
Tiêu chí (iv): Khu vực khảo cổ Takht-E Soleyman còn là ví dụ nổi bật trong tổng thể khu bảo tồn Zoroastrian mà trong số đố các công trình kiến trúc được xây dựng ở đây có thể xem như những nguyên mẫu hoàn hảo.
Tiêu chí (vI): Khu vực khảo cổ Takht-E Soleyman là một khu vực tôn nghiêm và quan trọng có liên quan đến một trong những tôn giáo độc thần đầu tiên của thế giới. Các công trình tôn giáo tại đây là minh chứng cho tín ngưỡng cổ xưa vô cùng quan trọng và có giá trị lịch sử lớn.