Ngày 22/6: Galileo Galilei bị bỏ tù, buộc phải "từ bỏ, nguyền rủa và ghê tởm" phát kiến của mình

  •   3,54
  • 4.074

Galileo đã đưa ra thuyết Nhật tâm Copernicus và kiên quyết bảo vệ phát kiến này của mình trước sự phản đối của Giáo hội thời đó.

Nhà thiên văn học Galileo Galilei là người đầu tiên phát hiện ra rằng Trái đất không phải trung tâm của hệ Mặt Trời, nhờ vào việc quan sát vị trí của các vì sao. Ông đã đưa ra thuyết Nhật tâm Copernicus và kiên quyết bảo vệ phát kiến này của mình trước sự phản đối của Giáo hội thời đó.

Quan điểm của Giáo hội thời đó cho rằng Trái đất là trung tâm của vũ trụ và tất cả những ý kiến phản bác lại điều đó đều bị cho là dị giáo. Vào ngày 22 tháng 6 năm 1633, Galileo đã bị đưa ra trước tòa án dị giáo để xét xử.

Galileo bị phán quyết bởi tòa án dị giáo.
Galileo bị phán quyết bởi tòa án dị giáo.

Phán quyết của Toà án dị giáo nằm trong ba phần chính:

  • Galileo bị xác định "rất nghi ngờ về dị giáo", nói rõ là đã tin vào các ý kiến rằng Mặt Trời nằm ở trung tâm vũ trụ, rằng Trái Đất không phải trung tâm vũ trụ, rằng một người có thể tin vào và bảo vệ một ý kiến coi nó là đúng sau khi nó đã bị tuyên bố là trái ngược với Kinh Thánh. Ông bị yêu cầu phải "từ bỏ, nguyền rủa và ghê tởm" các ý kiến đó.
  • Ông bị ra lệnh bỏ tù; phán quyết này sau đó được đổi thành quản thúc tại gia.
  • Cuốn Đối thoại của ông bị cấm; và trong một hành động không được công bố tại phiên xử, việc xuất bản mọi tác phẩm của ông bị cấm, gồm cả những tác phẩm ông có thể viết trong tương lai.

Trước tòa án dị giáo, ông đã thề rằng: "Tôi, Galileo ... thề rằng đã, đang và sẽ tin tưởng vào những gì được dạy và thuyết giảng bởi nhà thờ, cùng với sự giúp đỡ của Chúa. Tôi sẽ hoàn toàn loại bỏ ý nghĩ sai lầm của mình rằng Mặt Trời là trung tâm của thế giới và mọi hành tinh quay xung quanh, và rằng Trái đất không phải là trung tâm của thế giới".

76 năm sau khi Galileo mất thì phát kiến của ông mới được công nhận.
76 năm sau khi Galileo mất thì phát kiến của ông mới được công nhận.

Tất cả những nghiên cứu và sách vở ghi chép của ông sau đó cũng bị cấm lưu hành. Phải đến tận năm 1718, tức là 76 năm sau khi ông mất thì những lệnh cấm in lại các tác phẩm của Galileo của Toà án dị giáo mới được dỡ bỏ.

Năm 1939, trong bài nói chuyện đầu tiên trước Viện hàn lâm Khoa học Giáo hoàng, Giáo hoàng Pius XII đã miêu tả Galileo là một trong số "các anh hùng táo bạo nhất trong lịch sử khoa học... không sợ hãi trước những trở ngại và nguy hiểm khi thực hiện công việc, cũng không mù quáng tuân theo những vĩ nhân thời trước"

Ngày 31 tháng 11 năm 1992, Giáo hoàng John Paul II đã thể hiện sự hối tiếc về cách mà Galileo bị phán xét, và chính thức công nhận rằng Trái Đất không đứng yên, như kết quả của một cuộc nghiên cứu do Viện Văn hoá Giáo hoàng tiến hành. Tháng 3 năm 2008, Vatican đề nghị hoàn thành việc phục hồi cho Galileo bằng cách dựng một bức tượng ông bên trong những bức tường thành Vatican.

Cập nhật: 22/06/2016 Theo genK.vn
  • 3,54
  • 4.074