Sự kiện Khoa học
Cập nhật thông tin hình ảnh về các sự kiện khoa học trong nước và các nước trên thế giới
Giải thưởng “khủng” nhất thế giới cho ngành vật lý
Theo tờ The Guardian, tỉ phú Yuri Milner, người tạo lập khối tài sản đồ sộ nhờ các vụ đầu tư vào Facebook, Twitter, Zynga và Groupon, đã thành lập giải thưởng nhằm công nhận các tiến bộ trong lĩnh vực vật lý cơ bản.
Phát động giải khoa học ứng dụng trị giá 30.000USD
Giải thưởng được thành lập năm 2010 dành tặng cho các công trình, nhóm công trình khoa học xuất sắc có giá trị khoa học và thực tiễn mang tính ứng dụng cao, có đóng góp nổi bật vào sự nghiệp phát triển đất nước.Nhiều thông tin mới từ hội nghị về hạt Higgs
Hai hội nghị lớn về hạt Higgs qui tụ các nhà khoa học hàng đầu thế giới từ ngày 16/7 vừa kết thúc tại Quy Nhơn (Bình Định). Khám phá hạt boson Brout-Englert-Higgs (thường gọi là boson Higgs) là đề tài chính trong khuôn khổ “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ 8 này.
Vancouver tổ chức chiến dịch phòng chống AIDS
Theo Tân Hoa Xã, thành phố Vancouver vừa đưa ra một chiến dịch chống HIV/AIDS bằng cách tăng tỉ lệ kiểm tra nhằm ngăn chặn được căn bệnh này ở thành phố bờ Tây nước Mỹ.Giáo sư nổi tiếng châu Âu giảng về “hạt của Chúa” tại Hà Nội
Chiều 18/7, GS. Pierre Darriulat, nhà khoa học từng công tác tại Tổ chức nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN), đã có buổi giảng bài về vai trò của hạt Higgs boson, tức “hạt của Chúa” tại Viện Nghiên cứu cao cấp về toán.Kỷ niệm 50 năm ngày phóng vệ tinh Telstar lên vũ trụ
Trong chuyến đi này, Telstar đã thực hiện thành công việc truyền tín hiệu truyền hình vượt Đại Tây Dương. Đây được đánh giá là một cột mốc quan trọng trong lịch sử công nghệ viễn thông, đánh dấu việc thông tin được mở rộng và trao đổi trên phạm vi toàn cầu.2.500 nhà khoa học dự hội nghị nghiên cứu không gian 2012
Ngày 14/7 tới, hơn 2.500 nhà khoa học từ 75 quốc gia sẽ tập trung tại thành phố Mysore, phía nam Ấn Độ để tiến hành hội nghị quốc tế kéo dài một tuần, thảo luận các chủ đề về lĩnh vực không gian hiện nay.
Hội đồng an toàn hạt nhân QG họp phiên thứ nhất
Ngày 11/7 tại Hà Nội, Hội đồng An toàn Hạt nhân Quốc gia đã ra mắt và họp phiên thứ nhất. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp. Tại phiên họp, các thành viên trong Hội đồng đã tập trung thảo luận, cho ý kiến vào quy chế hoạt động của Hội đồng; kế hoạch hoạt động, những công việc quanẤn Độ sắp thăm dò đáy biển để tìm kim loại hiếm
Quốc vụ khanh khoa học và công nghệ Ấn Độ Ashwani Kumar nói rằng việc khai thác biển sâu là một lĩnh vực trọng tâm đặc biệt của Chính phủ Ấn Độ và New Delhi đang thăm dò đáy đại dương vì cả mục đích thương mại và chiến lược.Ủy ban giải Nobel có thể đau đầu vì "hạt của Chúa"
Hôm 4/7, Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) tuyên bố các nhà khoa học của họ đã tìm thấy loại hạt mới có đặc tính giống hạt Higgs, thứ tạo ra khối lượng cho vật chất trong vũ trụ. Công việc còn lại của họ là xác định hạt mới có phải là hạt Higgs, thường được gọi là "hạt của Chúa", hay không.Hội nghị thế giới về giảm nhẹ thiên tai ở Nhật Bản
Trong hai ngày 3-4/7, Hội nghị Thế giới cấp bộ trưởng về giảm nhẹ thiên tai đã diễn ra tại Nhật Bản với sự tham gia của đại diện đến từ 75 quốc gia và 15 tổ chức quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).Nhiều trường học Mỹ sẽ công nhận quái vật
Các trường thuộc sở hữu của Giáo hội Cơ đốc ở bang Louisiana, Mỹ sẽ bắt đầu đưa thông tin về thủy quái trong hồ Loch Ness - sinh vật bí ẩn nổi tiếng nhất của Scotland - vào sách giáo khoa từ năm sau. Mọi sách giáo khoa của họ sẽ công nhận quái vật hồ Loch Ness đang tồn tại trên địa cầu, Scotsman đưa tin.Việt Nam đứng thứ 76 danh sách chỉ số sáng tạo
Theo báo cáo công bố cùng ngày của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và tổ chức INSEAD (The Business School for the World), Thụy Sĩ dẫn đầu bảng xếp hạng chỉ số sáng tạo toàn cầu (GII) năm nay.UNESCO thúc đẩy đường lối khoa học công nghệ mới
Ngày 28/6, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết, cơ quan này đang định hình và thúc đẩy đường lối khoa học công nghệ toàn cầu mới vì tương lai nhân loại mong muốn, theo định hướng của Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về Phát triển bền vững (Rio+20).Ngày mai thời gian bị kéo lùi một giây
Các chuyên gia về thời gian trên khắp thế giới sẽ thêm một giây vào phút cuối cùng của ngày 30/6. Thời gian mặt trời là thang đo thời gian mà theo đó 12h trưa là lúc mặt trời nằm ở vị trí cao nhất trên bầu trời. Nó liên quan tới chuyển động tự xoay của trái đất quanh trục và được thể hiện qua giờ GMT và giờ UTC.Giải được câu đố về nước, thưởng 30 triệu đồng
Tại sao nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh? Câu hỏi hóc búa này đã khiến nhiều bộ óc thiên tài, bao gồm cả Aristotle, bối rối. Giờ đây, Hội Hóa học hoàng gia Anh đang treo giải thưởng 1.000 bảng Anh (khoảng hơn 30 triệu đồng) cho bất kỳ ai tìm ra câu trả lời.Đổi tên tháp Big Ben thành tháp Elizabeth
Tháp Đồng Hồ hay còn gọi là tháp Big Ben - một trong những biểu tượng nổi tiếng của nước Anh - đã được đổi tên thành tháp Elizabeth nhằm vinh danh Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị, theo Hãng tin AFP ngày 27/6.NASA mời quan chức Thái Lan kiểm tra SEAC4RS
Theo phóng viên tại Thái Lan, NASA đã mời quan chức nước này kiểm tra máy bay và phỏng vấn các nhà khoa học liên quan đến kế hoạch sử dụng sân bay U-Tapao như một trung tâm tiến hành dự án Nghiên cứu tổng hợp điều kiện khí hậu, mây mưa ở khu vực Đông Nam Á (SEAC4RS).Việt Nam đoạt giải Năng lượng toàn cầu
Với “Dự án tổng thể năng lượng sạch và chiếu sáng quần đảo Trường Sa và Nhà Dàn DK", Việt Nam vừa đoạt giải Giải thưởng Năng lượng Toàn cầu (Energy Globe Arwards) năm 2012. Đây là dự án khai thác và sử dụng năng lượng sạch được triển khai trải dài trên 48 đảo và nhà dàn thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam.Giải Kyoto Prize trị giá 1,8 triệu USD được chia ba
Một khoa học gia máy tính người Mỹ, một nhà sinh vật Nhật Bản và một nhà phê bình văn học Ấn Độ ngày thứ Sáu đã được trao giải Kyoto Prize của Nhật Bản, với phần thưởng chung hơn 1,8 triệu USD.