Trung tâm lịch sử thành phố Saint Petersburg

Di sản văn hóa thế giới tại Nga
  •  
  • 934

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Trung tâm lịch sử thành phố Saint Petersburg là Di sản văn hóa thế giới năm 1990.

Saint Petersburg là cố đô và là thành phố lớn thứ hai của nước Nga, sau thủ đô Moscow.

Saint Petersburg là cố đô và là thành phố lớn thứ hai của nước Nga, sau thủ đô Moscow. Với hơn 3.700 di tích lịch sử và văn hoá, đại diện cho nhiều phong cách và trường phái kiến trúc thế giới, Saint Petersburg được công nhận là thành phố du lịch hấp dẫn thứ 8 trên thế giới.

Với hơn 3.700 di tích lịch sử và văn hoá, đại diện cho nhiều phong cách và trường phái kiến trúc thế giới, Saint Petersburg được công nhận là thành phố du lịch hấp dẫn thứ 8 trên thế giới.

Năm 1703, đích thân Peter Đại đế cho khởi công xây dựng thành phố này, Saint Petersburg toạ lạc trên 42 hòn đảo của châu thổ sông Neva - con sông có lưu lượng nước lớn nhất châu Âu, rộng tới 650m, sâu từ 14 - 23m. Sông Neva có hơn 40 chi lưu và gần 20 kênh đào chằng chịt, được nối liền nhau bằng gần 300 cây cầu cổ kính. Vì thế, Saint Petersburg được mệnh danh là Venice của phương Bắc. Toàn bộ bờ sông Neva dài 150km và các kênh đào đều được lát đá hoa cương.

Saint Petersburg được mệnh danh là Venice của phương Bắc

Trong số những danh lam thắng cảnh của Saint Petersburg, nổi tiếng nhất là khu vực Petergof - nơi có Cung điện Mùa Hè của Sa hoàng, được Peter Đại đế xây dựng vào năm 1710. Cung điện này được mô phỏng theo cung điện Versace của nước Pháp. Là Cung điện mùa hè, công trình được thiết kế sao cho có thể mang thật nhiều ánh nắng vào trong. Vì phỏng theo cung điện Versace của Pháp nên người ta còn gọi cung điện này là cung điện Versace nước Nga.

Saint Petersburg toạ lạc trên 42 hòn đảo của châu thổ sông Neva - con sông có lưu lượng nước lớn nhất châu Âu

Một trong những thiết kế nổi bật bên ngoài cung điện là những bức tượng điêu khắc và các đài phun nước. Vừa bước vào hoa viên rộng lớn của cung điện mùa hè Pyotr là mọi người đều bị choáng ngợp bởi các đài phun nước. Ấn tượng nhất là đài phun nước rực rỡ màu vàng kim nằm ở giữa. Ngoài hệ thống vòi phun nước hoành tráng, đài nước còn nổi bật với các bức tượng đồng màu vàng kim óng ánh. Hầu hết các bức tượng ở đây đều là các nhân vật trong chuyện thần thoại Hy Lạp. Ở giữa đài nước trung tâm là tượng của dũng sĩ Samson.

Cung điện mùa hè của Hoàng gia Nga được xây dựng năm 1710Cung điện mùa hè của Hoàng gia Nga được xây dựng năm 1710

Nói đến Cung điện mùa hè không thể không nói đến Cung điện mùa Đông. Công trình này do Nữ hoàng Elizaveta đệ I – con gái của Peter Đại đế hạ lệnh xây dựng. Ngày nay, cung điện đã trở thành viện bảo tàng lớn nhất nước Nga – Viện bảo tàng Hermitage. Cung điện mùa đông là công trình kiến trúc tiêu biểu nhất cho phong cách kiến trúc Baroque nước Nga vào thế kỷ 18. Nó được xem là tác phẩm vĩ đại nhất của nghệ thuật kiến trúc của nước này. Sự phối hợp hài hòa giữa màu xanh lam và màu trắng cùng một số vật trang trí màu vàng kim trên tường đã tạo nên một khối thống nhất. Tầng 3 của cung điện là nơi ở của Hoàng gia thời đó. Cung điện mùa đông ngày nay là một trong những viện bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới. Mỗi một viên gạch được sử dụng trong công trình này đều là loại cao cấp có giá trị lịch sử cao và đầy tính nghệ thuật. Trong Cung điện mùa đông rộng lớn hiện trưng bày hơn 3 triệu món đồ cổ quý là những đồ dùng hoặc những cổ vật của Hoàng gia.

Cung điện mùa đông nơi trưng bày hơn 3 triệu cổ vật và những vật dụng quý của Hoàng gia

Ngày nay, cung điện đã trở thành viện bảo tàng lớn nhất nước Nga – Viện bảo tàng Hermitage.
Cung điện mùa đông nơi trưng bày hơn 3 triệu cổ vật và những vật dụng quý của Hoàng gia

Bên cạnh những công trình nổi tiếng khắp thế giới đó còn có Cung điện Ekaterina do nhà vua Ekaterina đệ I xây dựng. Về sau, công trình được nữ hoàng Elizaveta mở rộng. Bà không chỉ trang hoàng phần nội thất thêm phần lộng lẫy mà còn cho xây thêm một số phòng, hoa viên, nhà thờ... đặc biệt là ban công nằm ở tầng 2, ngay phía trên cửa chính. Trên hàng rào bà còn cho khắc tên của chủ nhân cung điện. Phía dưới ban công tắm nắng là 8 cây cột lớn và 4 bức tượng điêu khắc. Tất cả những thiết kế đó đã làm nổi bật cho cửa chính hoàng cung. Cách thiết kế dát vàng như thế nhằm thể hiện sức mạnh quyền lực và tài chính của Sa hoàng. Sản vật hổ phách nổi tiếng của vịnh biển Baltic cũng có mặt trong cung điện này. Hổ phách được khảm lên tường ở đây đều là loại có chất lượng tốt nhất. Tương truyền, tổng trọng lượng hổ phách đã dùng là 6 tấn. Cung điện Marble do Ekaterina Đại đế xây dựng cho Hoàng tử Orlov. Ngày nay, cung điện này trở thành viện bảo tàng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật hiện đại.

Cùng với Cung điện mùa đông và cung điện mùa hè, Saint Petersburg còn có vô số các công trình kiến trúc ấn tượng khác.

Ngoài ra tại Saint Petersburg còn có nhiều công trình kiến trúc nổi bật khác như: Nhà thờ Smolny; Nhà thờ St.Isaac; Tòa nhà Peter & Paul Fortress...

Ngoài ra tại Saint Petersburg còn có nhiều công trình kiến trúc nổi bật khác như: Nhà thờ Smolny; Nhà thờ St.Isaac; Tòa nhà Peter & Paul Fortress...

Nhà thờ Smolny

Nhà thờ Smolny được thiết kế bởi kiến trúc sư người Ý mang tên Bartolomeo Rastrelli – người thiết kế công trình nổi tiếng Cung điện Mùa Đông và các cung điện ở Tsarskoe Selo. Nhà thờ Smolny được Bartolomeo Rastrelli xây dựng theo cảm hứng muốn hướng đến công trình kết hợp các chi tiết họa tiết độc đáo của kiểu kiến trúc Baroque và mái vòm củ hành của một tu viện cũ của Nga. Nhà thờ St.Isaac được xây dựng vào những năm 1818-1858, do kiến trúc sư người Pháp Auguste Montferrand xây dựng. Sau hai thập kỷ trôi qua, nơi đây tồn tại như một điểm mốc ấn tượng của nước Nga tráng lệ với mái vòm mạ vàng của Thánh Isaac vẫn thống trị chân trời St.Petersburg. Tòa nhà Peter và Paul Fortress là tòa nhà đầu tiên của St.Petersburg, các cụm công trình của Peter và Paul Fortress bao gồm pháo đài được xây dựng trên một hòn đảo nhỏ ở đồng bằng sông Neva vào ngày 27 tháng 5 năm 1703 và ngày này trở thành ngày sinh nhật của thành phố St.Petersburg.

Theo disanthegioi.info
  • 934