Các tháp chuông - Di sản văn hóa thế giới tại Bỉ và Pháp

  •  
  • 548

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Các tháp chuông của Pháp và Bỉ trong đó có 32 chiếc thuộc vương quốc Bỉ và 23 chiếc thuộc Pháp là Di sản văn hóa thế giới năm 1999.

Các tháp chuông được xây dựng vào khoảng thời gian đầu thế kỷ 13, 14  vẫn còn khá đơn giản trong thiết kế.

Trong danh sách di sản được công nhận năm 1999 của Tổ chức Unesco có 56 tháp chuông đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Quần thể các tháp chuông gồm 23 tháp nằm ở khu vực phía bắc nước Pháp, 32 tháp chuông nằm ở vùng Franders và Wallonia của vương quốc Bỉ.

 Vào khoảng thời gian này, các tháp cũng được xây dựng với mục đích chính là tháp chuông và là công trình biểu tượng của thành phố.

Các tháp chuông này được xây dựng trong những giai đoạn khác nhau từ thế kỷ 11 đến thế kỷ thứ 17. Vì thời gian xây dựng không đồng nhất nên mỗi tháp lại được xây theo một phong cách kiến trúc khác nhau. Có thể nhận thấy sự hiện diện của nhiều phong cách kiến trúc khác nhau như kiến trúc La Mã, Gothic, Phục hưng, Baroque...

 Vì thời gian xây dựng không đồng nhất nên mỗi tháp lại được xây theo một phong cách kiến trúc khác nhau.

Các tháp chuông này được xây dựng để kỷ niệm và là minh chứng cho các chiến thắng của người dân trong nhiều thời kỳ khác nhau. Thông thường, người ta hay lựa chọn xây dựng tượng đài, quảng trường lớn đế kỷ niệm chiến thắng nhiều hơn là chọn xây dựng các tháp chuông. Bởi các tháp chuông được coi là biểu tượng của Giáo hội nhưng sau đó dần dần việc xây tháp chuông trở nên phổ biến hơn ở khắp Châu Âu. Những thành phố lớn của Pháp, Bỉ đua nhau xây dựng tháp chuông, các tháp chuông từ đó trở thành biểu tượng của quyền lực và sự giàu có của mỗi thành phố.

Các tháp chuông trở thành biểu tượng của quyền lực và sự giàu có của mỗi thành phố.

Bên cạnh các giá trị nghệ thuật, kiến trúc độc đáo được thể hiện trong mỗi công trình tháp, tháp chuông còn là biểu tượng, là minh chứng lịch sử của quá trình chuyển đổi từ phong kiến sang chế độ tự do.

Các tháp chuông được xây dựng vào khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 13 đến đầu thế kỷ 14 có lối kiến trúc ảnh hưởng của La Mã. Với kiến trúc phần đế vuông, không quá cao, các tầng đều có cửa, tầng trên cùng luôn luôn có mái vòm. Trục chính giữa làm trụ cho toàn bộ tháp, cầu thang bộ sẽ đặt ở 1 góc của tháp. Các hình chạm khắc ở bên trong và phần chân tháp khá đơn giản với những biểu tượng đặc trưng của kiến trúc La Mã. Kết cầu toàn bộ tháp được xây dựng vào khoảng thời gian này cũng không quá cầu kỳ, đa phần chỉ được sử dụng với chức năng tháp chuông thông thường.

 Bên cạnh đó, tháp chuông còn là biểu tượng, là minh chứng lịch sử của quá trình chuyển đổi từ phong kiến sang chế độ tự do.

Thế kỷ 14 và 15 là khoảng thời gian các tháp chuông được xây dựng nhiều nhất. Trong giai đoạn này, kiến trúc của các tháp chuông chuyển dần từ phong cách kiến trúc Gothic sang phong cách Norman. Độ cao cũng như kiến trúc xây dựng tháp cũng bắt đầu cầu kỳ hơn, các kiến trúc sư thời kỳ đó bắt đầu chú trọng và đi sâu và chi tiết trang trí tạo nên vẻ lộng lẫy cho mỗi công trình.

Các công trình được xây dựng vào khoảng thế kỷ sau đó cầu kỳ hơn trong kiến trúc và các thiết kế tạo hình, trang trí.

Sang đến thế kỷ 16-17, kiến trúc tiếp tục thay đổi với sự ảnh hưởng của phong cách nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng và Baroque. Thời kỳ này cũng đánh dấu rõ nét sự thay đổi công năng của các tháp chuông so với những thế kỷ trước đó. Từ việc chỉ được xây dựng như những tháp chuông thông thường, các tháp chuông thời kỳ này được biến hóa để kết hợp cùng với kiến trúc nhà thờ, khách sạn, tòa thị chính...

Có thể do đã nhàm chán với hình thức thể hiện cũ trong nhiều thế kỷ trước đó, mà nghệ thuật thì không thể lập lại. Các kiến trúc sư đã kết hợp việc xây dựng những công trình công cộng, tôn giáo với việc xây dựng tháp chuông để tạo nên những công trình kiến trúc đa năng và ấn tượng. Giai đoạn này, tháp chuông cũng được thiết kế và xây dựng cao hơn, hoành tráng hơn và cầu kỳ hơn trong các bài trí, thể hiện. Có vẻ như tháp được xây dựng muộn hơn luôn cao, to và lộng lẫy hơn những tháp trước đó như một cuộc đua ngầm về sự giàu có, quyền lực.

Vào khoảng thế kỷ thứ 16, 17 các tháp chuông được xây dựng không chỉ cầu kỳ hơn, hoành tráng hơn những thế kỷ trước mà công năng cũng thay đổi.

Cho đến thế kỷ thứ 17 thì cuộc đua ngầm và trào lưu xây tháp chuông chấp dứt. Mặc dù được xây dựng trong nhiều thế kỷ nhưng xét tổng thể, các công trình kiến trúc này vẫn tạo nên một diện mạo và hình thái chung cho một Di sản văn hóa thế giới. Trải qua nhiều biến đổi của thời gian, môi trường và tác động của con người, một số tháp đã hư hỏng và xuống cấp. Tuy nhiên do tất cả các tháp đều đã được xếp vào danh sách di tích lịch sử trước khi được Unesco công nhận do đó đã được trùng tu, tôn tạo và hiện nay hầu hết các tháp vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên bản.

Không chỉ đơn giản là một tháp chuông nữa, các tháp chuông xây dựng vào khoảng thời gian này thường được kết hợp cùng với các công trình kiến trúc khác như Tòa thị chính, Nhà thờ, Khách sạn....

Danh sánh 56 tháp chuông được công nhận có những tháp đặc biệt được đánh giá cao về mặt kiến trúc, giá trị lịch sử cũng như vẻ đẹp lộng lẫy của nó. Ví dụ như: tháp Bruges, tháp Antwerp, Cloth Hall, Ghent, Mons... Hiện nay các tháp chuông này vẫn là những địa điểm thu hút khách thăm quan du lịch khi đến Bỉ và Pháp. Xung quanh khu vực tháp chuông, người ta dễ dàng nhận thấy hàng đoàn khách du lịch túm tụm chụp ảnh lưu niệm vì thế các khu vực có tháp chuông luôn luôn đông đúc, tấp nập.

Các tháp chuông được lựa chọn và công nhận phải đáp ứng các tiêu chí như: Là những công trình kiến trúc đặc biệt tại thời đại mà chúng được xây dựng nên. Ngoài ra, những công trình này còn phải có ý nghĩa về mặt chính trị, lịch sử.

Cập nhật: 27/01/2016 Theo disanthegioi.info
  • 548